Đại Phan

Forum Replies Created

Viewing 15 posts - 61 through 75 (of 138 total)
  • Author
    Posts
  • Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    I.Anh/chị hiểu như thế nào về Chân – Thiện – Nhẫn?
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Chị Liên – Vinasamex:
    – Chân – Sự chân chính, chân thành
    – Thiện – Những việc mình cần hoàn thiện, hướng đến những giá trị tốt đẹp
    – Nhẫn – nhẫn nại, kiên trì
    2.Anh Hoàng Hà – Eco Green:
    Mỗi người, mỗi nhóm, cộng đồng, có thể xây dựng những giá trị có thể chia sẻ với nhau và có thể được công nhận. Từ đó, mỗi cá nhân có được các quan điểm, tính cách để cùng đóng góp, xây dựng và phát triển lý tưởng. Chia sẻ những cái chung, lý tưởng chung. 
    3.Chị Nguyễn Ngân – Củ Chi:
    – Chân – Chân thực, chân thành
    – Thiện – Là cái tâm của mỗi người, làm hết lòng, hết sức.
    – Nhẫn – Kiên trì, nhẫn nại
    4.Vương Tiến – MKC:
    – Chân là chân thành, chân thật và tôn trọng tự nhiên.
    – Thiện là làm bằng tấm lòng vàng. 
    – Nhẫn là nhẫn nại và kiên trì.
    5.Chị Thúy Anh: Chân (nói thật, làm thật) – Thiện (ᴄó tâm, ᴄó tầm, khuуến thiện) – Nhẫn (bao dung, nhẫn nại).
    6.Anh Ngọc: Thiện – Lương thiện, trung thực, thật thà, chân chính.
    7.Anh Lãm: Xuất thân từ mảng cơ khí → chuyển qua mảng kinh tế → chuyển qua mảng nông nghiệp (đã đi nhiều nước). Đã áp dụng VietGAP, GlobalGAP. 
    – Chân: chân thật để chia sẻ những gì đang làm. Nhận thức và lựa chọn
    – Thiện: bảo vệ môi trường, cộng đồng.
    – Nhẫn: Nhìn vào thực tế → thấy sự thật → chọn làm điều tốt → kiên nhẫn làm để đạt được kết quả thông qua sự thực hành.
    – Mỹ: Lựa chọn phương pháp tốt nhất (chưa đánh giá kĩ các phương án nên không được ưu ái)
    8.Anh Dũng: Chân (nói thựᴄ, làm thựᴄ) – Thiện (đánh giá ᴄó tâm, ᴄó tầm, khuуến thiện) – Nhẫn (bao dung, nhẫn nại, không đao to búa lớn,… đâу ᴄũng là ᴄáᴄh hiểu ᴄủa ᴄá nhân anh ᴠề nguуên lý “Chân Thiện Nhẫn” đượᴄ giảng trong ᴄuốn ѕáᴄh Chuуển Pháp Luân ᴄủa Pháp Luân Đại Pháp).
    9.Anh Thành: Phương pháp DISC để đánh giá tính cách con người.
    10.Thầy Hải: Người tính cách khí: nghiên cứu. Người tính cách hỏa: xử lý việc đột xuất.
    – Chân: nói về sự chân thực.
    – Thiện: làm những điều thiện. 
    – Nhẫn: kiên nhẫn dựa vào bản chất quy trình tự nhiên.
    11.Anh Cương:
    – Chân: chân thật với bản thân và với người khác.
    – Thiện: tôn trọng môi trường, các loài sinh vật.
    – Nhẫn: kiên nhẫn thực hiện từ bản thân trước. 
    12.Anh Hạnh:
    – Chân: không tà, văn tư tu, quan sát, phân tích, đúc kết, vận dụng các kiến thức canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất
    – Thiện: thiện lành, lan tỏa điều tốt ra cộng đồng, cung cấp sản phẩm hữu cơ đến người tiêu dùng,
    – Nhân: Sự nhẫn nại kiên trì, áp dụng tốt các kiến thức hữu cơ vào canh tác.
    13.Chị Xã:
    – Chân: Sử dụng nguồn hữu cơ được tạo ra từ nguồn tự nhiên.
    – Thiện: Quá trình cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lương thiện.
    – Nhẫn: Canh tác hữu cơ cần một quá trình kiên trì nhẫn nại không bỏ cuộc
    14.Anh Nhật: Góc nhìn tổng thể, khá là trừu tượng: Nông nghiệp hữu cơ yêu cầu một quy trình dài, (18 tháng cây ăn quả, cây hằng năm 12 tháng) người nông dân phải nhẫn nại mới có thể làm nông nghiệp hữu cơ, chi phí làm nông nghiệp hữu cơ lớn, chất thải, xét nghiệm mẫu đất mẫu nước.
    – HTX hay các tổ chức đăng ký nông  nghiệp hữu cơ có tuân thủ tốt các tiêu chí và các tiêu chuẩn trong nông nghiệp hữu cơ(tùy thuộc vào các bộ tiêu chuẩn khác nhauUSDA, EU, TCVN…)
    – Nhà nông có hai luống rau? bán và tự sử dụng. Không chỉ rau mà còn đối với thịt, củ,.. Các sản phẩm mua bên ngoài liệu có an toàn hay không? 
    Đối với sản phẩm heo nuôi hữu cơ giá hơi >200.000 đồng/kg vẫn không đủ bán,
    Làm nông nghiệp hữu cơ không nhìn thấy được ngay, phải có tính kiên trì đối với nông nghiệp hữu cơ. Việc chuyển đổi canh tác hữu cơ không chỉ mong muốn đủ lương thực mà còn phục vụ sức khỏe người tiêu dùng.
    15.Anh Trọng:
    – Chân :Chân lý, chân thật, là một con đường nông nghiệp hướng đến, hòa thuận với thiên nhiên và con người,  quay về cách làm truyền thống áp dụng các kiến thức khoa học, tự nhiên vào canh tác.
    – Thiện : Tâm thiện, người làm nông nghiệp cần có tâm thiện, không chỉ đối với chính mình và những người khác. Thiện còn với tự nhiên, côn trùng, cây cỏ, Vi sinh vật vào nông nghiệp.
    – Nhẫn :Cần nhiều thời gian để làm, gặp nhiều khó khăn trong canh tác nên phải đủ kiên trì.

    Đại Phan
    Moderator

    Tổng hợp câu hỏi

    Bài 6: Vai trò của nhóm người làm nông, hợp tác xã/doanh nghiệp trong chứng nhận nhóm, kinh nghiệm ở miền Bắc Việt Nam

    Ngày: 03/01/2022

    Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng:
    1. Cô có thể chia sẻ các nhóm PGS đang chứng nhận các sản phẩm nào ạ?
    2. Cô có thể cho em xin tên và địa chỉ, thông tin liên hệ của các PGS ạ?
    3. PGS hữu cơ được IFOAM công nhận. Vậy PGS An toàn thì tổ chức nào công nhận?
    4. Cô cho biết nông nghiệp công nghệ cao có được xem là hữu cơ không ạ?
    5. Ứng dụng Chân – Thiện – Nhẫn vào thực tế như thế nào là phù hợp khi cách hiểu khác nhau của người nông dân, người tư vấn, người giảng dạy, người kinh doanh, người làm tài chính,…?
    6. PGS Việt Nam được IFOAM công nhận, còn lại các PGS địa phương thì được tổ chức nào công nhận? Có sự khác nhau về tiêu chuẩn PGS VN và PGS địa phương, PGS doanh nghiệp, ban điều phối PGS VN có quản lý các ban điều phối PGS địa phương, doanh nghiệp?
    7. Làm sao để tất cả hiểu về cùng 01 hướng , 01 nghĩa khi hợp tác giữa các thành phần tham gia làm chung 01 dự án hay 01 công việc chung hay nông nghiệp hữu cơ ?
    Câu hỏi tổng hợp từ google form
    1. Giá trị thương hiệu của chứng nhận PGS là gì?
    2. Khó khăn nhất của Giảng viên khi áp dụng hữu cơ ở các nhóm, cách khắc phục và áp dụng?
    3. Ứng dụng thực tế tự nhiên và chọn lựa để thực hiện?
    4. Ví dụ về doanh nghiệp sản xuất hữu cơ thành công ở Việt Nam áp dụng thành công Chân – Thiện – Nhẫn trong sản xuất hữu cơ?
    5. Cách mà mình chọn ra Trưởng nhóm một cách công bằng, hiệu quả nhất khi mình thành lập tổ nhóm. Do các các trường hợp: Họ hội tụ các yêu cầu của Leader nhưng vì không có lợi ích cho họ nên họ không làm. Hoặc có những người chịu làm nhưng mà họ lại thiếu đi vài tiêu chí của yêu cầu Leader?
    6. Tại sao nhóm PGS lại không nên quá 20 người?

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    II. Người tiêu dùng Việt Nam khi mua thực phẩm Hữu cơ, họ sẽ lựa chọn mua sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn chất lượng nào là phổ biến?
    Các ý kiến khảo sát:
    1. EU
    2. USDA
    3. Tiêu chuẩn Việt Nam
    4. Tin tưởng người bán
    5. PGS
    6. Không chắc tiêu chuẩn nào vì hoặc không có thông tin cụ thể
    7. Uy tín của nhà sản xuất
    8. Tuỳ vào loại thực phẩm
    9. JAS
    10. Chứng nhận của các đơn vị chức năng có thẩm quyền
    11. Phần lớn là không biết, chỉ nghe hữu cơ thì mua. Hoặc chứng nhận Mỹ và Nhật thì nghe yên tâm, vì 2 nước này đã nổi lên về mặt chất lượng sản phẩm.
    12. TCVN, VietGap
    13. Dựa trên người nói, vì người tiêu dùng chưa biết rõ các tên của chuẩn hữu cơ.
    14. Sẽ được chia ra 2 dạng: 1 là những người tìm hiểu rõ về hữu cơ họ sẽ dựa trên tiêu chí của USDA, EU và JAS, 2 là những người tiêu dụng chỉ nghe thông tin qua về hữu cơ sẽ lựa chọn các sản phẩm theo TCVN là chủ yếu.
    15. Khá mơ hồ, vì sự hiểu biết về sản phẩm hữu và các tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đa số không tin vào tiêu chuẩn của Việt Nam.
    16. Mua theo cảm tính.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    I. Theo anh/chị thực phẩm hữu cơ trên thị trường ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm (%) trong tổng số các thực phẩm được bán?
    Các ý kiến khảo sát:
    1.Theo em thực phẩm hữu cơ trên thị trường ở Việt Nam chiếm khoảng 1%
    2.0,1%
    3.30%
    4.Theo mình thực phẩm hữu cơ trên thì trường ở Việt Nam chiếm khoảng 1-2% trong tổng số các thực phẩm được bán.
    5.10%
    6.2%
    7.5%
    8.Thực phẩm hữu cơ chiếm khoảng 40%
    9.Khoảng 5-8%
    10.Dưới 10%
    11.20%
    12.0,05%
    13.3%
    14.15%
    15.Rất thấp và không rõ ràng nguồn gốc
    16.0.9% thị trường
    17.0.2%

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    I.Khi nào chúng ta cần xin chứng nhận hữu cơ theo nhóm thay vì chỉ là cá nhân/cá thể?  (When is it appropriate to start a Grower Group, rather than seek individual certification?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Khi số lượng người dân tham gia vào nhóm lớn, để tiết kiệm chi phí thì nên tham gia vào nhóm. Những người dân ở cùng điều kiện sản xuất nên làm theo nhóm để tiết kiệm chi phí.(Anh Hoàng Duy – Minh Phú)
    2.Khi diện tích canh tác của nông hộ nhỏ (<1ha) thì nên làm theo nhóm để tiết kiệm chi phí đánh giá. Mặt khác, những hộ dân này có thể kiểm tra chéo lẫn nhau.(Anh Phú Thanh – HTX Tây Đô)
    3. Khi quy mô nhỏ, nên làm theo nhóm để tiết kiệm chi phí. Nếu quy mô đủ lớn và đủ kinh phí thì có thể xin chứng nhận ở mức cá thể.(Chị Bích Ngọc – ĐHTB)
    4. Chứng nhận cho cá nhân thì chi phí rất cao, nên nếu thực hiện chứng nhận theo nhóm sẽ thích hợp và tốt hơn. (Anh Trọng Phú – SNV)
    5. Đơn vị đang công tác cũng đang thực hiện chứng nhận theo nhóm, nhằm giúp tiết kiệm chi phí. Ở ĐBSCL, người dân thường có diện tích canh tác nhỏ, khoảng dưới 1ha, đa phần trồng lúa, hoặc mô hình lúa – tôm (Với diện tích khoảng 1ha, người dân thường dành ra 40% diện tích để đào ao nuôi tôm xung quanh ruộng). / Khi chứng nhận theo nhóm, tăng độ liên kết giữa các hộ. Chứng nhận riêng lẻ, chi phí cao và tốn nhiều thời gian.(Anh Thanh Tiền – Cỏ May)
    6. Làm nhóm rất tốt, giúp giảm chi phí. Đã từng hỗ trợ một số doanh nghiệp đi xin giấy. Tuy nhiên, việc thuyết phục người dân tham gia làm nhóm cũng sẽ có nhiều khó khăn, vì mỗi người sẽ có những quan điểm riêng nên sẽ khó theo cùng một tiêu chuẩn. Nếu cả 1 vùng cùng làm 1 sản phẩm thì sẽ thuận tiện hơn.(Chị Phụng)
    7. Khi số lượng hộ dân nhiều mà diện tích và sản lượng thu hoạch nhỏ, khả năng tự chứng nhận khó do chi phí lớn, khả năng hiểu và thành thạo chứng nhận chưa cao. Do đó việc chứng nhận nhóm sẽ giảm chi phí, thời gian và khả năng đạt chứng nhận cao hơn.(Anh Toàn Đỉnh)
    8. Có thể tăng quy mô sản xuất sản phẩm. Từ đó dẫn đến chi phí giảm so với chỉ từng cá nhân riêng lẻ. (Mr. Bảy)
    9. Xin chứng nhận theo nhóm thì sẽ giảm được chi phí chứng nhận. Bên cạnh đó các chi phí khác như chi phí tư vấn, đánh giá, công lao động, phù hợp với các mô hình kinh tế tập thể như hợp tác xã. (Mr. Tặng)
    10. Khi chúng ta sản xuất với diện tích nhỏ, có nhiều hộ sản xuất với diện tích nhỏ thì nên tập trung lại để cùng đánh giá sẽ hợp lý hơn. vì chi phí đánh giá sẽ hợp lý. còn tự đánh giá cá nhân sẽ làm chi phí đội lên. làm theo nhóm cũng dễ quản lý và thực hành cũng được giám sát qua lại giữa các thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó giảm được các chi phí như đầu vào, chi phí tư vấn. (Mr. Cường)
    11.Khi tham gia, các thành viên sẽ thực hành giống nhau và cùng nhau sử dụng chứng nhận cho việc giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, các thành viên ở cùng tại một cộng đồng sẽ có những mối quan hệ khắng khít hơn. (Mr. Hiếu)
    12. Gia tăng giá trị sản phẩm khi các thành viên có thể tận dụng vật liệu của nhau để chế biến ra các sản phẩm khác. Các nhà đầu tư cũng có thể dễ dàng tham gia vào nhóm để tăng khả năng tài chính của nhóm. Các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ và lưu trữ các giống bản địa. Chi phí đào tạo cho các thành viên một lần sẽ được chia đều cho các thành viên → giảm chi phí đào tạo cho nhóm đào tạo. (Mrs. Y Voan)
    13. Tăng sức mạnh tập thể để cạnh tranh và thảo luận  với các đối tác.(Mr. Thành)
    14. Tổ chức có nhiều tiền thì thuận lợi, nhưng không phù hợp đối với nông dân làm riêng lẻ, các chi phí xét nghiệm mẫu nước mẫu đất… chứng nhận hữu cơ quy mô lớn sản xuất tăng chi phí giảm trên một đơn vị diện tích. Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam cũng có chứng nhận hữu cơ theo nhóm đối với 1-2 vùng canh tác tập trung không chứng nhận quá nhiều vùng riêng lẻ. (Mr. Nhật)
    15. Làm hữu cơ từ năm 2016 tập huấn và liên kết với các nông hộ để đánh giá chứng nhận. Khi chúng ta cần mua 1 số lượng lớn, sẽ đảm bảo được an toàn.(Chị Liên)
    16. Chọn nhóm nhỏ để đánh giá nhằm nhân rộng cho nhóm lớn như thế sẽ giúp giảm chi phí để đánh giá. (Anh Xuyên- Minh Phú)
    17.Có tổ sản xuất hoặc tổ liên kết sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm chất lượng cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Chính sách của nhà nước phải cụ thể và chính sách này giúp thúc đẩy và hỗ trợ HTX kỹ thuật sản xuất hữu cơ hay kinh phí để vượt qua khó khăn ban đầu. Thị trường tiêu thụ thông thái, tiếp cận được người tiêu dùng thì nên lập tổ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường lớn hơn. Khi xin chứng nhận hữu cơ theo nhóm giúp chia sẻ kinh phí xin chứng nhận; sản xuất theo tập thể đông người thì hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật, gắn kết và có trách nhiệm hơn so với cá nhân, có tính cộng đồng.(Anh Đỗ Văn Chung)
    18.Khoảng 2 năm làm về phân trùn quế thì nhận thấy cần thiết có chứng nhận hữu cơ để người tiêu dùng biết nguồn gốc sản phẩm và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước khi xin chứng nhận. Tôi đã tự làm chứng nhận và các farm yêu cầu cần có sự liên kết để có đầu ra (các HTX, …). Mong muốn kết nối được các doanh nghiệp từ đầu vào đến đầu ra để đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ. (Trại trùn nàng út)
    19. Đang dần chuyển sang hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ chủ yếu giá trị cây xoài và lúa.  Không chuyên về sản xuất nên chưa thể thông tin thêm.(Chị Huỳnh Mai – Sở NNPTNT Đồng Tháp)
    20. Quy mô chứng nhận lớn và số hộ nhiều thì nên thành lập nhóm; các hộ canh tác tương đối giống nhau -> chia sẻ chi phí chứng nhận; hệ thống ICS phải đủ lớn mạnh để đủ khả năng quản lý tổ nhóm của mình. (Anh Phát Tài)
    21. Cùng sản xuất sản phẩm giống nhau, cùng phương thức canh tác, cùng hệ thống quản lý, quy mô số hộ nhiều. Mong muốn sản phẩm được công nhận giá trị. Mong muốn giảm chi phí chứng nhận. Mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua liên kết với doanh nghiệp.(Lâm Thúy Anh)
    22. Theo ý kiến em bổ sung tại địa phương sản xuất  thỏa mãn yêu cầu đáp ứng xây dựng vùng nguyên liệu để sản xuất hữu cơ và có tiềm năng phát triển hữu cơ. Đồng thời có nguồn nhân lực, cá nhân đủ năng lực quản lý nhóm tiềm năng và thị trường đầu ra cho nông dân nơi đó.(Anh Thái Vương)
    23. Khi chúng ta muốn có sản lượng lớn và vùng sản xuất an toàn, chánh nhiễm chéo từ các nương canh tác thông thường.
    24. Tập hợp được các hộ sản xuất hữu cơ trong một vùng lân cận để giảm thiểu giá thành cùng rủi ro.
    25. Khi sản phẩm của cá nhân nông dân đủ về mặt chất lượng, nhưng vốn ít hoặc chưa có thị trường xuất khẩu.
    26. Hiện tại, quá trình để được cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam rất tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ quốc tế . Vì vậy cần thêm nhiều chính sách hơn nữa từ nhà nước và sự nổ lực, giúp đỡ của cộng đồng và người tiêu dùng để những quy trình cấp chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam sẽ được giải quyết nhanh gọn, mang lại những hiệu quả tích cực đối với bà con nông dân. Khi chúng ta quy hoạch 1 vùng chuyên canh chuyên sản xuất 1 hoặc vài sản phẩm hữu cơ chúng ta có thể tiến hành xin giấy chứng nhận hữu cơ theo nhóm để giảm thiểu chi phí so với làm theo cá nhân/cá thể.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    IV. Nếu PGS tiếp tục phát triển, Liệu PGS có cạnh tranh và làm ảnh hưởng hệ thống chứng nhận của bên thứ ba không? Vì sao?
    Các ý kiến thảo luận:
    1. PGS chưa phát triển nhiều ở Miền Tây (ĐBSCL); PGS chưa chủ động phát triển quy mô ở nhiều địa phương.(Anh Sang)
    2. Theo tôi biết thì 2 hệ thống này khác nhau về bản chất; PGS là do các bên liên quan thống nhất tiêu chuẩn; ban điều phối giúp hệ thống này vận hành; lợi ích, giá cả khác nhau -> PGS còn gọi là cost family, chi phí phù hợp và không ảnh hưởng đến bên thứ 3; mà còn góp sức cho bên thứ 3; giúp kiểm soát nội bộ tốt hơn. Tuy nhiên, về thị trường thì cạnh tranh sẽ có do nông nghiệp hữu cơ đang dần phát triển ở Việt Nam nên PGS nên có chiến lược truyền thông để có chỗ đứng trên thị trường nội địa (nhóm hộ từ 8-12 sẽ dễ quản lý và hợp lý). PGS thuận lợi hơn do không phụ thuộc vào bên thứ 3 về thời gian, thủ tục; tuy nhiên, PGS còn hạn chế 1 số địa phương muốn tham gia (ban điều phối nên mở rộng hơn).(Chị Thơ)
    3. Chúng ta nên tập trung vào hữu cơ và bỏ qua Viet Gap, Global Gap do quy trình của Viet Gap hay Global Gap rất khác; hữu cơ thì hoàn toàn không hóa chất. PGS cũng không cạnh tranh, ở Miền Núi phía Bắc nông dân canh tác nhỏ lẻ nên PGS tập trung cộng đồng dân cư tạo ra hệ sinh thái, sản xuất theo hướng hữu cơ. PGS hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn.(Thầy Nhật)
    4. PGS đào tạo nguồn lực để triển khai, cải thiện năng lực dễ tiếp cận các tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới.(Thầy Kiền)
    5. PGS mới phát triển ở Vn, vẫn vẫn còn nhiều người chưa biết đến. Chủ yếu trên rau an toàn, còn các sp khác rất ít thông tin, nói chung khả năng cạnh tranh rất thấp. Tiêu chuẩn của PGS có vẻ khác nhau, lại “định dạng” theo tiêu chuẩn Vn, cũng 
    “Tuổi đời” của PGS khá ít, trong khi các tiêu chuẩn quốc tế khá lâu đời, tâm lý của người tiêu dùng cũng thích đồ ngoại, kể các của các nước láng giềng vẫn ưu ái hơn, đây là ý kiến cá nhân của mình, trừ khi được ủng hộ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý, của truyền thông.(Chị Thoa)
    6.PGS chưa có giấy phép để cạnh tranh thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu ở thị khác ngoài Trung Quốc thì lại rất khó; hiện tại nông dân đang canh tác theo yêu cầu của thị trường Trung Quốc nhiều mà TQ không mua thì không thể xuất khẩu qua thị trường khác. PGS cần có giấy phép xuất khẩu trải dài cả nước Việt Nam hơn là tập trung ở miền Bắc; dễ dàng cho nông dân liên hệ.(Chị Phụng)
    7. Các nước hiện đang mong muốn chứng nhận PGS phải được thừa nhận cấp quốc tế; còn giấy phép xuất khẩu phải phụ thuộc vào hải quan.(Thầy Kiền)
    8.Không ảnh hưởng, mà hỗ trợ nhau, vì phụ thuộc nhu cầu của khách hàng.
    9.Theo em nghĩ sẽ không ảnh hưởng vì sản suất nông nghiệp của chúng ta vẫn còn nhiều nông hộ nhỏ lẻ nên vẫn cần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo PGS.
    10.Không, vì nếu chứng nhận của bên thứ 3 vẫn cần PGS
    11.Không ảnh hưởng vì thường mang tính địa phương , chưa được các nước công nhận
    12.Có thể cạnh tranh nhưng có thể là ở thị trường trong nước vì nó rất phù hợp cho các hộ nông dân nhỏ cùng nhau tập hợp lại để tuân thủ theo quy trình chung. Mà đối tượng hộ nông dân nhỏ đang là lực lượng đông đảo ở Việt Nam.
    13.Có khả năng cạnh tranh với ICS trong tương lai gần.
    14.Đối tượng phục vụ khác nhau nên không ảnh hưởng
    15.Không, vì cách thức hoạt động, tổ chức vận hành cùng chung một mục tiêu. PGS có thể là nền tảng để các nông hộ, cộng đồng tiếp cận với chứng nhận của bên thứ 3.
    16.Nếu PGS phát triển sẽ giúp sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển, các bên đều hưởng lợi
    17.Giúp đa dạng hình thức và hệ thống chứng nhận theo xu hướng thị trường
    18.Cả 2 hệ thống cùng song song phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam vận dụng PGS sẽ rất thuận lợi cho nông dân
    19.Những điểm nổi bật của PGS có thể tóm tắt sau đây:
    1) PGS là hệ thống kiểm soát chất lượng có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan, đặc biệt là người sản xuất và người tiêu dùng, có tiêu chuẩn riêng xây dựng dựa trên tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM và tiêu chuẩn 10 TCN10 602 – 2006, được đánh giá và công nhận trong gia đình tiêu chuẩn của IFOAM từ 2013
    2) PGS là lựa chọn khác thay thế cho chứng nhận bên thứ 3 phù hợp với thị trường nội địa, nơi tất cả các bên liên quan có thể tham gia vào quá trình kiểm soát chất lượng.
    3) PGS chứng nhận cho nhóm nông dân và ưu tiên các trang trại cá nhân nằm trong mạng lưới mà PGS có thể kiểm soát được
    4) PGS có thể áp dụng được với chi phí phù hợp cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ khó có khả năng tiếp cận chứng nhận của bên thứ ba
    5) PGS đáng tin cậy với người tiêu dùng khi họ được trực tiếp tham gia và làm chủ quá trình kiểm soát đảm bảo chất lượng.
    Chứng nhận bên thứ ba được cho là có độ tin cậy cao, đảm bảo tính khách quan giữa người sản xuất và đơn vị kiểm tra. Tuy nhiên, để có được chứng nhận của bên thứ ba, yêu cầu người sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí lớn trang trải cho các hoạt động đánh giá được thực hiện bởi thanh tra độc lập cử tới. Đây là rào cản lớn nhất đối với nông dân sản xuất quy mô nhỏ, chưa nói tới khả năng tin dùng của thị trường đối với những sản phẩm nếu được cấp chứng nhận bởi một bên thứ 3 thiếu uy tín về năng lực chuyên môn và có cơ chế quản lý lỏng lẻo.
    20.Có thể có ảnh hưởng, vì thu hút được các tổ chức sản xuất và nông dân vì có tính thuyết phục và uy tín ngày càng tăng.
    21.PGS sẽ không có sự cạnh tranh với các hệ thống chứng nhận khác vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    III.Sự khác biệt lớn nhất giữa PGS và chứng nhận của bên thứ ba (hoặc ICS) là gì?
    Các ý kiến thảo luận:
    1. Trần Quốc Lộc – DNXH Minh Phú về tôm, có ICS:
    – ICS là bên thứ 3 tham gia kiểm tra.  
    – PGS có sự tham gia của cách thành viên tham gia ngay trong hệ thống, bao gồm nông dân, nhóm nông dân. 
    2.Đặng Công Kiên -HTX Kiên Thảo Phát, Kontum
    – PGS có cộng động DN địa phương, nông dân địa phương. Gần gũi nên dễ giám sát. Giảm được chi phí cho nông dân. Nhưng cũng cần có đội ngũ nòng cốt tốt. 
    – Tổ chức thứ 3 cần sử dụng chi phí lớn để có được chứng nhận. 
    3.Huỳnh Thị Thanh Vân – Bà Rịa Vũng Tàu : Với nông dân quy mô nhỏ, nên đi từ PGS trước, để có cộng đồng hỗ trợ, được sự trao quyền và trách nhiệm tốt hơn. Tuy vậy, PGS đang là tiêu chuẩn ở địa phương và chưa đủ tiêu chuẩn cho việc xuất khẩu. 
    4.Lâm Thái Xuyên – DNXH Minh Phú, làm về ICS
    – PGS có các liên nhóm để đi đánh giá chéo. Dựa vào đó thì ban điều phối sẽ chứng nhận hay không. PGS ở mỗi nơi khác nhau về tiêu chuẩn và quy trình tùy thuộc vào các điều kiện ở địa phương và đất nước. 
    – ICS cũng vận hành như vậy nhưng có thêm đánh giá bên ngoài.
    5.Tính cạnh tranh và giá trị pháp lý của PGS; chi phí cho việc chứng nhận PGS thấp hơn.
    6.Nếu tham gia PGS sẽ giảm chi phí vì đựơc kết nối các hộ sản xuất siêu nhỏ
    7.ICS được quốc tế công nhận thống nhất và chi phí cao hơn so với PGS nhưng phải có giấy chứng nhận hữu cơ để xác nhận cuối cùng.
    8.Có sự tham gia, giám sát và hình thành mạng lưới trong nước. Quá trình thanh tra, giám sát được chính người dân tự thực hiện lẫn nhau
    9.- Quy mô sản xuất nhỏ
    – Đảm bảo có một nhóm hộ cùng tham gia sản xuất ở địa phương
    – Cấp chứng nhận bở các bên tham gia và người tiêu dùng
    – Cách tiếp cận của PGS là bởi các bên cùng tham gia
    – PGS đc trao quyền nhiều hơn và trách nhiệm cũng cao hơn…
    10.Có sự tham gia của tất cả các bên tham gia trong chuỗi từ sản xuất – cung ứng – tiêu dùng
    11.PGS cùng tham gia. còn ICS thanh tra nội bộ.
    12.PGS không phụ thuộc vào tổ chức đánh giá của bên thư ba
    13.Tăng sự liên kết với các đơn vị mở rộng cho người dân
    14.PGS hệ thống tự đánh giá, ICS một bộ phận chuyên môn đánh giá
    15.Phù hợp với điều kiện thực hiện, hiểu biết của nông dân Việt Nam, giá thành hợp lý, quy mô nhỏ dễ tiếp cận.
    16.Dùng cho các hộ nông dân siêu nhỏ, dùng niềm tin.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    II. Có người nói PGS là chứng nhận tự phong, liệu có đúng không? Vì sao?
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Không đúng vì đã được công nhận bởi tổ chức IFOAM và chính phủ VN. Là 1 trong 15 quốc gia công nhận PGS. Tuy nhiên, vẫn có nghe một số nhóm tự phong PGS nhưng bị phản hồi từ nhóm chính thức. Để tăng nhận thức thì các nhóm sản xuất/doanh nghiệp/nhà bán lẻ cũng cần quan tâm đến marketing (tiếp thị) và branding (xây dựng thương hiệu) để tăng nhận diện trên thị trường → khi có logo PGS trên sản phẩm sẽ tăng sự tin tưởng cho sản phẩm. Chi phí để marketing và branding tùy thuộc nhưng quan trọng là tư duy của nhóm sản xuất/doanh nghiệp/nhà bán lẻ mong muốn xây dựng thương hiệu bền vững.(Anh Phú)
    2.Không phải. Bản thân đã tham gia vào hệ thống PGS từ năm 2008. Vì khi nông dân tham gia vào, họ được trao quyền nhiều hơn → tính tự giác và trách nhiệm cao hơn. Bên cạnh đó, có cả một hệ thống các bên tham gia để giám sát như người tiêu dùng, nhà khoa học,…Khi tham gia vào, nông dân có quy mô nhỏ lẻ được tạo điều kiện để thực hiện đúng ngay từ đầu. Mô hình này trong tương lai sẽ vẫn phù hợp trong tương lai vì quy mô của các nông hộ. Trong thời gian đầu, người tiêu dùng được tiếp xúc với các hộ gia đình nông dân, được thử trực tiếp → thấu hiểu lẫn nhau và phương pháp canh tác hữu cơ. Sau này, người tiêu dùng dần đặt niềm tin vào doanh nghiệp/các đơn vị bán lẻ. (Anh Ngọc)
    3.Đã có chứng nhận hữu cơ quốc tế. Có tham gia vào dự án PGS năm 2020. Có cơ hội so sánh giữa ICS và PGS và nhận thấy PGS phù hợp với điều kiện của các nông hộ nhỏ lẻ ở miền Bắc so với chi phí cao của chứng nhận quốc tế. Bên cạnh đó, các bên liên quan trong PGS đánh giá, giám sát qua lại lẫn nhau → làm tăng sự minh bạch. Để tăng cường hơn nữa về chứng nhận PGS thì cần truyền thông qua nhiều kênh + áp dụng khoa học công nghệ (truy xuất nguồn gốc) → người tiêu dùng có thể truy cập vào thông tin của sản phẩm.(Chị Liên)
    4.Vì hệ thống PGS không phải là đơn vị trong hệ thống quản lý nhà nước, sản phẩm đạt chứng nhận PGS phần lớn chỉ tiêu thụ trong hệ thống chứ chưa có giá trị cạnh tranh như các chứng nhận khác trên thị trường.
    5.Cũng đúng vì chỉ có các thành viên nội bộ biết về chất lượng của nhau, còn khách mua hàng thì cũng không hiểu PGS là gì trong định hướng hay hướng dẫn hành vi tiêu dùng đúng với sản phẩm hữu cơ.
    6.Không đúng, PGS có rất nhiều bên tham gia.
    7.Không đúng, vì không chỉ người sản xuất tham gia vào quá trình tự kiểm soát mà các cá nhân liên quan trong chuỗi đều tham gia vào quá trình giám sát đảm bảo chất lượng (ban điều phối, tác nhân thị trường,…)
    8.Không đúng. PGS là công cụ quản lý có sự tham gia của các bên liên quan và có sự giám sát chặt chẽ.
    9.Một số quốc gia công nhận chứng nhận PGS trong hệ thống chứng nhận nên nhận định trên không đúng.
    10.PGS ko phải là chứng nhận tự phong mà luôn đảm bảo sự tham gia của các bên vào việc kiểm soát chất lượng đúng theo nguyên tắc và tiêu chuẩn hữu cơ.
    11.Không chính xác, vì đây là một hệ thống chứng nhận đã được công nhận của các tổ chức quốc tế và các chính phủ
    12.Không đúng, vì đây là hệ thống mang tính toàn cầu.
    13.Không đúng, vì đã được IFOAM công nhận
    14.Đúng nếu không có chứng nhận của bên thứ ba
    15.Sai, có sự giám sát của nhiều tầng bậc.
    16.Dùng niềm tin giữa người tiêu dùng và người nông dân. Mà chưa được nước ngoài công nhận.
    17.Không đúng vì Hệ thống PGS là một hệ thống đảm bảo có sự tham gia – PGS (Participatory Guarantee System) hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, New Zealand, Argentina, Peru… Hệ thống đảm bảo này dựa vào sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ, khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận.
    18.Điều này tùy vào khái niệm của mỗi người. Hiện nay PGS có sự chấp thuận và tham gia của chính quyền địa phương, và có trong nghị định thì có giá trị nhất định rồi. Việt Nam có một số chứng nhận chính thống, nhưng không có uy tín.
    19.Không. Vì có sự kiểm soát, kiểm tra, trách nhiệm, quy trình rõ ràng, ghi chép nhật kí…giữa các bên tham gia.
    20.Không, Chứng nhận PGS đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình cũng như tuân thủ theo các quy định của sản xuất hữu cơ. Tại Việt Nam, chứng nhận PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Chứng nhận GPS trao quyền, chịu trách nhiệm, và giám sát việc thực hiện giữa các các bộ phận được vận dụng cao trong PGS. Vai trò của Liên nhóm trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất, giám sát và đánh giá sự tuân thủ của các nhóm nông dân trực thuộc là vô cùng quan trọng.
    21.Chưa hẳn đúng vì PGS do một tổ chức của phong trào hữu cơ thế giới khởi xướng. Đã được nhiều nước trên thế giowisi tham gia trong đó có 15 quốc gia công nhận tiêu chuẩn. Đây là một phương pháp tiến bộ và bênh vực lực lưowngj yếu thế là nông dân.
    22.Theo em PGS là hình thức theo dõi và tự đảm bảo chất lượng thông qua tự giám sát của nhóm có tính minh bạch theo tiêu chuẩn hữu cơ.
    23.PGS là không phải là chứng nhận tự phong Vì PGS đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một tổ chức chứng nhận như Cán bộ phải được tổ chức cùng các bộ phận chức năng chuyên môn, có các chuyên gia và đánh giá viên được đào tạo về các tiêu chuẩn tham chiếu, biết vận dụng phương pháp, kỹ năng đánh giá và am hiểu về đối tượng sản xuất cần đánh giá. Một hệ thống văn bản, mẫu biểu, quy trình đánh giá cùng các thủ tục, các quy định và hệ thống dữ liệu được xây dựng.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    I.Tại sao chúng ta cần PGS? Có phải vì hệ thống chứng nhận của bên thứ ba không đủ?
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Tham gia PGS vì không đủ kinh phí để chi trả cho bên thứ 3.
    2.Tham gia PGS để có thể tham gia bán hàng có chất lượng, tìm và phát triển thị trường tốt hơn.
    3.Giúp kết nối giữa những nhà sản xuất nhiều hơn.
    4.Giúp giám sát quy trình sản xuất liên tục, truy xuất nguồn gốc vườn sản xuất theo các hồ sơ đã đăng ký.
    5.Nên phân biệt rõ về PGS (PGS có thể là 1 công cụ; PGS có tiêu chuẩn và chứng nhận). PGS phù hợp với nông dân sản xuất nhỏ vì không đủ kinh phí. Khi đã tham gia PGS, sẽ là bước đầu để tiến hành thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. 
    6.Nông dân SX nhỏ thì số lượng nhiều, trong khi bên chứng nhận thứ 3 thì phí cao. Khi tham gia PGS sẽ hỗ trợ được nhiều hộ dân hơn.
    7.Tham gia PGS sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí nhiều hơn trong quá trình giám sát các bên liên quan cũng như có sự giám sát của nhiều bên, có sự minh bạch hơn. Sự giám sát này diễn ra liên tục trong năm chứ không phải chỉ có 1 năm 1 lần như các bên thứ 3
    8.Nông dân có thể nâng cao kiến thức về tiêu chuẩn, chất lượng.
    9.Nông dân biết cách so sánh để giúp cho vườn của mình.
    10.Tham gia PGS không phải vì hệ thống chứng nhận bên thứ 3 không đủ. PGS và hệ thông chứng nhận bên thứ 3 đi song song với nhau. Hệ thống chứng nhận
    có thể chứng nhận, nhưng không kết nối được các nhà sản xuất với nhau, trong khi PGS có thể làm được điều đó.(Anh Chung)
    11.Hệ thống chứng nhận bên thứ 3 chủ yếu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn để giúp xác nhận, thiếu tính kết nối thị trường.(Anh Chung)
    12. Hệ thống chứng nhận bên thứ 3 vẫn có kết nối thị trường. Nhưng bên PGS có tính cộng đồng cao hơn.(Anh Lãm)
    13.Tham gia PGS thì sản phẩm được dán nhãn mác rõ ràng, tăng khả năng truy xuất nguồn gốc cho khách hàng. Thu nhập của họ tăng lên thông qua tăng giá trị và số lượng sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng. Khi tham gia vào hệ thống PGS, khả năng thích nghi với sự thay đổi của thị trường của người sản xuất cũng dần được cải thiện. Và PGS hỗ trợ kết nối hệ thống này với người sản xuất sản phẩm an toàn và chất lượng cao.(Anh Ngọc Trọng)
    14. Vì PGS hướng đến các hộ dân SX quy mô nhỏ để giúp tiết kiệm chi phí khi đăng ký chứng nhận. Những doanh nghiệp lớn thì phù hợp hơn cho việc liên hệ hệ thống chứng nhận bên thứ 3.(Chị Như – PGS Huế)
    15.Khó khăn của PGS Huế: tìm đầu ra; người dân lớn tuổi và chưa quen việc ghi chép, lưu hồ sơ; sự tham gia ở liên nhóm vẫn chưa nổi bật.
    16.Do hệ thống chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam mới vận hành.
    17.Phát hiện sớm và giúp nhau thêm sức mạnh nhóm.
    18.Đây là hệ thống phù hợp với các hộ nông dân nhỏ, không tốn chi phí cho chứng nhận bởi bên thứ 3, chủ động dựa trên kiểm soát nội bộ của các tác nhân tham gia.
    19.Các tiêu chuẩn của PSG mặc dù rất khắt khe nhưng đảm bảo được các kỹ thuật để tạo được các thực phẩm sạch và tạo được một hệ sinh thái nông nghiệp mạnh khỏe, an toàn cho sức khỏe con người. Tôi tin tưởng các quy định của PGS
    20.Vì chi phí chứng nhận của bên thứ 3 quá cao đối với một số hô sản xuất nhỏ
    21.Có sự uy tín hơn về chứng nhận và mở rộng được liên kết với các nông hộ. Nếu đơn độc thì nông hộ không đủ năng lực để thực hiện hồ sơ.
    22.Nếu có PGS kèm theo chứng nhận bên thứ ba sẽ tốt và đảm bảo hơn.
    23.Đơn vị chứng nhận tăng độ uy tín cho sản phẩm, hỗ trợ liên kết mạng lưới người dân. Không phải hệ thống bên thứ 3 không đủ mà cần kết hợp.
    24.Chứng nhận nội bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, được hỗ trợ bởi chính phủ để tiếp cận, thương mai hoá với thị trường thế giới
    25.Được cấp chứng nhận PGS là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế hiệu quả. tất cả là vì phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
    26.Cần có hệ thống PGS là hệ thống giám sát đầy đủ về thông tin của sản phẩm. Sử dụng PGS cho biết chính xác vị chí sản xuất và cung ứng sản phẩm hữu có. Bên chứng nhận thứ 3 chỉ đánh giá giám sát hàng năm để cấp chứng nhận.
    27.Càng nhiều thành phần giám sát chéo trong hệ thống thì sự tuân thủ và tính minh bạch càng cao, càng chặt chẽ.
    28.PGS là chứng nhận hữu cơ đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy có những nguyên tắc cơ bản nhất quán nhưng chứng nhận PGS vẫn có một số điểm khác biệt tại mỗi quốc gia để phù hợp với điều kiện thực tế. Đây cũng là chứng nhận duy nhất trong thị trường nội địa chứng minh nguồn gốc hữu cơ của sản phẩm. Do đó, nếu được cấp chứng nhận PGS là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế hiệu quả. Chứng nhận giúp người dân không mất chi phí trả cho bên thứ ba

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    1. Mr. Tim cho biết lý do Úc ít nhập cà phê Việt Nam?
    2. BTC có thể kết nối một số đơn vị ở Úc có nhu cầu nhập khẩu nông sản, chè, cafe… được không ạ.
    3. Ở Úc có sản phẩm Hành – Tỏi hữu cơ không ạ! Nếu nhập khẩu thì hiện tại nhập ở nước nào ạ!
    4. Sản phẩm cây dược liệu hữu cơ, phía Úc có nhập không ạ?
    5. Ở Úc nhu cầu TÔM HỮU CƠ có nhiều không ? Úc tự sản xuất tôm hữu cơ hay nhập khẩu, chủ yếu nhập khẩu tôm hữu cơ từ nước nào ?
    6. Ở Úc đã thực hiện mô hình tôm hữu cơ chưa ạ! có vùng nuôi tôm hữu cơ như ở việt nam không? hay đa phân thực hiện chứng nhận hưu cơ để nhập khẩu ạ! Xin cảm ơn.
    7. Thị trường Úc có nhu cầu về sản phẩm miến dong hữu cơ , bột dong riềng hữu cơ , măng khô tự nhiên không
    8. Có cơ hội cho việc chứng nhận hữu cơ từ đầu ra mà không cần phải chứng nhận từ việc kiểm tra đất, nước??? đối với một số sản phẩm  như cà phê, tiêu?
    9. Thị trường Úc có nhập khẩu Dưa Hấu hay Dưa Lưới chưa, nếu có thì xin thông tin đơn vị nhập khẩu?
    10. Thị trường xoài hữu cơ nhập khẩu ÚC cần điều kiện gì để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu và tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nào?
    11. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây đậu của Úc như thế nào ạ? Và hiện tại có những kênh quy mô nhỏ nào ở Úc mà nhà sản xuất Việt Nam có thể tiếp cận?
    12. Thank you Dr Tim. Could you share some guidelines documents for farmers can know how to export organic producs to Australian’s market?
    13. Xin ông cho biết: củ lạc( đậu phộng) hữu cơ ở thị trường Úc có nhu cầu Thế nào ạ?
    14. Đồng bằng sông cửu long có tiềm năng và thế mạnh rất lớn về sản xuất lúa gạo đặc biệt là theo hướng hữu cơ. Nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa hữu cơ có thể để sản xuất nấm rơm theo hướng hữu cơ cũng khá thuận loi…Vậy cho em hỏi thị trường bột nấm rơm sau chế biến nếu muốn vào thị thường Úc sẽ có những rào cản nào? và nhu cầu thị trường như thế nào?
    15. Can you pls share the most preferred/ needed herbs?
    16. Can you share the information about the market for organic tea in Australia?
    17. Hiện tại Úc có cho nhập khẩu các loại rau thơm Việt Nam (hay các loại  rau rừng ) chưa ạ?
    Thị trường Úc có chuộng mặt hàng thủy sản hữu cơ không ạ? Nếu muốn nhập khẩu mặt hàng thủy sản hữu cơ, thì điều kiện cần là gì? để được nhập sản phẩm vào thị trường.
    18. Cho em hỏi ở Úc đã có hệ thống chứng nhận riêng biệt nào cho các farm trồng trọt theo mô hình vườn rừng sinh thái- nông lâm kết hợp hoặc thuận tự nhiên chưa ạ? ví dụ như Permaculture, Syntropy-Agroforestry, Perma-dyamics, Natural farming… là những mô hình mà trồng xen canh đa canh các loại cây ăn quả. lâm nghiệp và hoa màu rau củ trong cùng 1 hệ thống, tôn trọng đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái và tuyệt đối không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học
    19. Thị trường cà phê Úc nhập khẩu cà phê dưới dạng cà phê nhân hay cà phê bột là chủ yếu, và cho mình xin thông tin về thị trường cà phê của Úc
    còn sầu riêng thì sao, người Úc có thích sầu riêng không, thị trường về loại trái cây này ở Úc ra sao? ông đánh giá thế nào về sầu riêng Việt Nam
    20. Về sản phẩm nha đam Ông vui lòng cho biết nhu cầu thị trường tại Úc. Xin cảm ơn Ông.
    21. Dược liệu có tinh dầu tràm, sả, quế. Lạc có dầu lạc, dầu dừa phía Úc có nhu cầu không ạ!
    22. Thị trường Úc có chuộng mặt hàng thủy sản hữu cơ không ạ? Nếu muốn nhập khẩu mặt hàng thủy sản hữu cơ, thì điều kiện cần là gì? để được nhập sản phẩm vào thị trường.
    23. Nhu cầu về hạt điều chế biến và tiêu và ca cao hữu cơ thì sao thầy ơi?

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng

    I: Các chính sách, tiêu chuẩn và quy hoạch nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam -Mr. Phạm Văn Duy
    1. Nhiều tổ chức chứng nhận hữu cơ thế có gây khó cho người sản xuất nếu đi nhiều thị trường khác nhau ?
    2.Nhờ diễn giả chia sẻ/cung cấp tên của 19 tổ chức chứng nhận của Việt Nam và 04 Tổ chức chứng nhận Quốc Tế để các farm làm hữu cơ Việt Nam biết thông tin ạ?
    3.Hiện tại theo mô hình sản xuất hữu cơ chi phí cho tổ chức chứng nhận rất cao, vậy chính sách của nhà nước có hỗ trợ cho những nông dân này không, và thủ tục hỗ trợ ra sao ạ?
    4.Hiện nay đơn vị nào thuộc Bộ Nông nghiệp nắm được các trang trại/công ty đã được cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam? Chúng tôi muốn liên hệ để xin các số liệu cụ thể này thì sẽ cần liên hệ với ai?
    5.Em làm trồng Hành – Tỏi theo hữu cơ ở Lý Sơn- Quảng Ngãi. Em  thấy điều kiện để được các chính sách hỗ trợ phải làm diện tích từ 3ha trở lên. Nếu em làm diện tích dưới 3ha thì làm sao để được các chính sách của chính phủ ạ?
    6.Thưa ông, khi nào Việt Nam sẽ xây dựng được các tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩn nước ngoài ví dụ như tiêu chuẩn Mỹ, cộng đồng châu âu EU, Nhật ..?
    7.Là người sản xuất hữu cơ 10 năm nay, hiên công ty có 6 vườn có chứng nhận hữu cơ, việc tiếp cận chính sách cũng rất khó. Thầy có thể đưa một quy trình cụ thể cho doanh nghiệp tiếp cận hỗ trợ?
    8.Trong tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam không nêu cụ thể tên phân bón, thuốc sâu. Vậy có thể xem được danh mục này ở đâu? Tất cả các phân bón hữu cơ trong danh mục của Bộ Nông Nghiệp có được phép dùng cho sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn của Việt Nam không?
    9.Giữa tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn các nước nhập khẩu có chênh lệch nhiều không? 
    10. Xin diễn giả cho biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển chương trình PGS không ạ? Làm sao để tiếp cận chương trình này ạ?
    11. Chứng nhận hữu cơ quốc tế mới có khả năng suất khẩu được. Nhưng chi phí đánh giá rất cao, và năm nào cũng phải tái đánh giá. Chính sách nhà nước thì chỉ hỗ trợ 1 lần vì vậy các năm sau để doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì chứng nhận là gánh nặng, làm sao để có các hỗ trợ tốt hơn?
    12. Chính sách nào để bảo vệ cây trồng vật nuôi hữu cơ khỏi bị ảnh hưởng bởi cây trồng vật nuôi hữu cơ bên cạnh trong trường hợp bị lây nhiễm? Trách nhiệm của người trồng vô cơ là như thế nào?
    13. Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, tiếp cận với quỹ hỗ trợ kinh phí nghiên cứu về phân – thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ sinh học ở đâu, cơ quan nào giải quyết? Cần những hồ sơ gì để thực hiện?
    14. Chính sách từ Trung Ương về Nông nghiệp hữu cơ đã có. Nhưng để thực thi chính sách này, cần phần lớn là nhân sự tại địa phương. Xin diễn giả giải thích thêm về lộ trình cụ thể chuẩn bị nhân sự để đảm bảo chính sách được khả thi.
    15. Xin cung cấp đường link cổng thông tin điện tử truy cập danh sách các tổ chức chứng nhận được cấp phép đánh giá phù hợp theo tiêu chuẩn Việt Nam. 
    16.Thưa ông. Nếu tôi là hộ sản xuất nhỏ, tự phát mà địa phương không nằm trong vùng sản xuất hữu cơ thì sao ạ?
    17. Làm thế nào tiếp cận chính sách hỗ trợ lấy chứng nhận hữu cơ ạ?

    II: Vai trò của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam và các thành viên, nhà sản xuất, tổ chức nông dân và các tác nhân khác trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: những thuận lợi và thách thức- Dr. Hà Phúc Mịch
    1.Em xin phép hỏi là hiện hiệp hội NNHC có chương trình giúp đỡ các tổ chức SX NNHC tiếp cận các nguồn vốn để hổ trợ sản xuất hay không ạ? Trả lời: Hiệp hội có hỗ trợ các hội viên, doanh nghiệp, nông dân qua các dự án mà Hiệp hội chủ trì hoặc tham gia thực hiện Những năm gần đây Hiệp hội có các chương trình hỗ trợ Hội viên, doanh nghiệp, nông dân hữu cơ rất chi tiết: Các khóa đào tạo nông dân sản xuất hữu cơ được thực hiện từ năm 2016, chương trình Xuất Tiến Thương Mại thông qua triển lãm tại hội chợ hữu cơ quốc tế Biofach Đức từ năm 2018 đến nay. Ngoài ra có các chương trình hỗ trợ tư vấn chứng nhận organic theo các dự án Hiệp hội đang được tham gia và chủ trì.
    2.Muốn là thành viên của Hiệp hội hữu cơ thì cần phải làm các thủ tục nào? 
    3.Những năm tới đây Hiệp hội có dự án hay những hoạt động gì để phát triển NNHC ở Việt Nam?
    4.Vai trò của Hiệp hội hữu cơ trong việc định hướng quy hoạch vùng nông nghiệp hữu cơ ở địa phương?
    5.Làm sao để tiếp cận được tạp chí nông nghiệp hữu cơ? Hiệp hội có kênh truyền thông nào chính thức cho các hội viên? Tôi chưa nhận được thông tin về hoạt động nông nghiệp hữu cơ sau một năm là hội viên.
    6.Hiệp hội đã xây dựng được mạng lưới hữu cơ Quốc gia để khâu nối các tỉnh phát triển NNHC ở Việt Nam?
    7.Theo trình bày của Chủ tịch VOAA thì vai trò của chính phủ quá quan trọng với nền NNHC ở Việt Nam. Xin hỏi Chủ tịch VOAA có lộ trình để nền NNHC Việt Nam có thể phát triển mà không phụ thuộc vào chính phủ không ?
    8.Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ có dự án hay kế nối với các tổ chức hữu cơ để hỗ trợ để xây dựng các Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ khác như tôm của Việt Nam?

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    II. Theo bạn thì nhãn hiệu (logo), chứng nhận, một tấm hình, hoặc một đường dẫn đến website đến câu chuyện doanh nghiệp/sản phẩm sẽ được ứng dụng trong tiếp thị (marketing) như thế nào?( II. How do you think that can be captured in your marketing- is it by a logo for certification, a picture or an online link to your story/business?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Anh Tùng – HTX Hoa Hướng Dương
    -Các thành viên của HTX điều cùng nhìn về một hướng canh tác hữu cơ, không phân biệt quy mô lớn nhỏ.
    -Logo và chứng nhận: có lộ trình tiếp thị ngay từ đầu,
    -Web: Có lộ trình ngay từ đầu theo, thông tin có thể thay đổi theo thời điểm
    2.Anh Trọng Phúc: các thông tin logo, web: Giúp khách hàng tin tưởng và nhận diện các sản phẩm của doanh nghiệp.
    3.Anh Hiếu, ĐH Tiền Giang: Lời cam kết của chất lượng sản phẩm, các hoạt động, định hướng của công ty khi đến tay người tiêu dùng.
    4.Canh tác hữu cơ cần có tên và logo đặc trưng, để nhận diện thương hiệu tạo lòng tin với người tiêu dùng. Dư hàng để bán (làm thương mại), chứng nhận hữu cơ để xác định sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ. (Anh Lãm)
    5.Anh Tùng, cách để xây dựng thương hiệu, khách hàng mua sản phẩm: Ưu tiên có chứng nhận hữu cơ, logo hữu cơ. Tìm hiểu về câu chuyện hữu cơ và ứng dụng trong tiếp thị (marketing). Nhãn hiệu (logo).
    6.Tạo dựng thương hiệu, uy tín cho doanh nghiệp → tạo dựng niềm tin. Khó khăn đầu tiên là việc đặt tên cho doanh nghiệp, và cách thiết kế để dễ nhận biết và mang tính đặc trưng của doanh nghiệp/sản phẩm. (chị Quỳnh Nga)
    7.Giữa nhà sản xuất và đối tác (thiết kế logo) cần hiểu nhau để tạo ra logo phù hợp. Chứng nhận: Việc xây dựng chứng nhận (VietGAP) do cơ quan nhà nước hỗ trợ thì gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn ban đầu. Ứng dụng trong tiếp thị (marketing). Hình ảnh: hình ảnh, bao bì thiết kế cần đơn giản (Bạn Vy An)
    8.Khi tham gia vào thị trường hữu cơ, cty thiết kế riêng (thuê ngoài) một logo riêng và bao bì riêng để thể hiện sự khác biệt so với các sp khác (Anh Tiền)
    9.Tạo video về sản phẩm (sầu riêng) và chia sẻ trên mạng xã hội (Facebook) để người tiêu dùng hiểu về quy trình sản xuất → tăng sự chân thật. Giá trị sản phẩm cao hơn so với những sản phẩm phổ biến bên ngoài vì người tiêu dùng tin tưởng. (anh Đặng Trọng Bình)
    10.Câu chuyện sản phẩm: Chia sẻ những câu chuyện sản xuất của người nông dân (quá khứ, hiện tại, điều kiện như thế nào,…) → làm gia tăng thêm giá trị. (Anh Tiền)
    11.Do giá khoai lang thấp, nên tham gia vào sàn TMDT → đòi hỏi có câu chuyện sản phẩm → khách hàng tò mò và mua sử dụng. Một lợi thế cho hộ nông dân nhỏ. (Bạn Châu Nguyễn)

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    I. Phần nào trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty/ tổ chức của bạn sẽ là thông điệp quan trọng trong câu chuyện mà bạn muốn gửi đến khách hàng của mình hay người tiêu dùng?(I. What part of your operation would be an important message of your story to your customer or to the consumer?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.PGS: vận hành được 14 năm. Thông điệp: cốt lõi là sự giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến thị trường. Logo là hình cây cải bắp, có chữ PGS. Ngoài ra, đề cao tính minh bạch của sản phẩm.
    2.Luôn đề cao tính minh bạch. Mong muốn khách hàng chứng kiến được toàn bộ quá trình sản xuất để biết rõ quy trình. Ngoài ra, mong muốn các đại lý bán hàng giới thiệu đến người tiêu dùng đến tham quan nơi sản xuất, để làm tăng mức độ tin tưởng. Mặc dù số lượng khách hàng chưa nhiều, nhưng số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm quay lại cao. (Anh Phú Thanh – HTX Tây Đô Xanh – Thanh Hóa)
    3.Nuôi tôm hữu cơ dưới tán rừng. Hiện có khoảng 2000 hộ dân tham gia mô hình. Câu chuyện/ thông điệp: Nuôi tôm không sử dụng bất kỳ hóa chất nào, áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ, đã có các chứng nhận hữu cơ. Ngoài nuôi tôm, người dân còn kết hợp bảo vệ rừng tự nhiên. Có nhiều khách hàng đến tham quan mô hình nuôi tôm của người dân và dùng thử sản phẩm. Mô hình hiện sử dụng chung Logo của Tập đoàn Minh Phú, chưa có logo riêng. (Anh Hữu Cần – Minh Phú)
    4.Nhập và xuất hàng theo yêu cầu của đối tác. Đảm bảo đầy đủ các yếu tố về mặt pháp lý. Nguyên tắc: chỉ nhập và xuất những mặt hàng đạt chuẩn chất lượng. Nếu sản phẩm có trục trặc về chất lượng, sẽ báo cáo đối tác để điều chỉnh và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. (Công ty Nguyên Phụng)
    5.Thông điệp: một sản phẩm gạo dành cho ai quan tâm đến chăm sóc sức khỏe, có chứng nhận sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ, sản phẩm được canh tác tại địa điểm không bị tác động bởi con người, quy trình canh tác từ giống, phân, nguồn nước phù hợp tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ. (Gạo Hữu cơ Hoa Sữa)
    6.Quy trình sản xuất và giám sát theo tiêu chuẩn hữu cơ đóng vai trò quan trọng, cần được công bố. PGS: mỗi một khâu đều tuân theo nguyên tắc và có câu chuyện riêng. Người dân tham gia PGS có thể đại diện để chia sẻ câu chuyện cho từng khâu. (Thầy Thảnh – ĐHTB)
    7.Thông điệp công ty (nhà lãnh đạo) muốn đưa ra từ khâu sản xuất minh bạch (câu chuyện của nhà sản xuất) -> cách tạo ra sản phẩm đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải theo dõi nhà sản xuất, phải mua đúng sản phẩm của đúng nhà sản xuất như tỏi Lý Sơn – đã được chỉ dẫn địa lý và có truy xuất nguồn gốc (tem đảm bảo). (Anh Trọng – Lý Sơn)
    8.Câu chuyện hay thông điệp muốn gửi đến người tiêu dùng đó là chất lượng sản phẩm tốt và góp phần bảo vệ môi trường; sản phẩm phải sản xuất trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn cụ thể của sản xuất hữu cơ. (Thông điệp: sản phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe con người). (Thầy Ngọc)
    9.Sản xuất minh bạch thông qua mã QR sẽ biết được quá trình sản xuất; hiện đang sản xuất hữu cơ vi sinh (sản phẩm rau, củ, quả). (HTX Tiên Dương)
    10.Sản xuất tôm hữu cơ đã có 6 chứng nhận EU Organics, Canada Organics, …( đã chứng nhận được 9,722ha trong 4 năm qua) đã xuất khẩu qua các nước Mỹ, Canada, Nhật,..-> thông điệp truy xuất nguồn gốc, rõ ràng, minh bạch; sản xuất xanh, bảo vệ rừng và môi trường; giúp người nông dân cải thiện sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. (Anh Lâm Thái Xuyên – DNXH Minh Phú)
    -Thông điệp 1“truy xuất được nguồn gốc, rõ ràng, mình bạch”
    -Thông điệp 2 “Sản xuất xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và giảm phát
    thải khí nhà kính”. Giúp người nông dân cải thiện sinh kế và thích ứng với BĐKH. Sắp tới muốn mở rộng giá trị văn hoá, vùng miền. Không gian văn hoá phi vật thể – Nghề nuôi tôm rừng quảng canh là 1 nghề.

    in reply to: Buổi 10 [3.2] Kiểm tra đất (3-6g chiều 17.11.2021) #5481
    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    III. Vui lòng mô tả các loại đất có ở địa phương của bạn?(III. Please describe the soils in your local area)?
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Anh Công, Gia Lai: 
    – Đất đỏ bazan, màu đỏ, trồng hồ tiêu, cà phê
    – Đất đỏ bazan + màu xám
    2.Anh Trọng, Lý Sơn
    – Đất cát ven biển, cát san hô có nhiều dinh dưỡng
    – Đất đỏ bazan
    – Đất đen hình thành giữa ở khe đá
    3.Chị Hiền, đất Đồng bằng sông Thái Bình: Đất cát pha phù sa tầng mỏng, tầng đất sét pha phù sa bên dưới dày bên dưới
    4.Chị Liên, đất đồi ở Lạng Sơn, trồng cây hồi, quế: Có lớp phủ bồi lớn trên bề mặt, bên dưới là lớp đất màu nâu đen, cây trồng phát triển tự nhiên người dân không cần bổ sung thêm dinh dưỡng.
    5.Anh Lộc: đất Cà Mau
    – Khu đất nhiễm phèn nhiễm mặn nặng, đước, mắm đối với vùng nước mặn.
    – Đất xám phù sa màu mỡ, nhiễm phèn các vùng đất có nước ngọt trồng chuối. 
    6.Đất ở Vĩnh Long- nằm giữa 2 nhánh sông Tiền và Hậu nên đất phù sa bồi đắp, màu mỡ, phù hợp trồng cây ăn trái. Đất gần tỉnh Trà Vinh- đất cát pha sét phù hợp trồng cây rau màu. Đất sét thường nằm giữa trung tâm của tỉnh, có tầng phèn:-> khai thác đất này làm gốm.
    7.Tỉnh Hoà Bình- Đất đỏ là chủ yếu. Đó là quan sát chung. Sắp tới sẽ gửi mẫu test ở phòng thí nghiệm.
    9.Chị Hằng- ĐH Tiền Giang: Đất phù sa, có thể trồng cây ăn quả nhiệt đới, hàm lượng hữu cơ cao, thường nằm ở bãi bồi, cồn cù lao. Đất phèn chiếm phần lớn. Ngoài ra, vùng Đồng Tháp Mười có đất phèn với pH 4-4.5. Tầng canh tác rất mỏng từ 0-25cm. Trước khi đất phèn trồng cây tràm, dứa. Nhưng gần đây, có các đê bao được đắp, thì nông dân có thể trồng cây thanh long, hay các loại cây có bộ rễ trùm- ăn ngang. Bên cạnh đó có đất cát dòng- có thể trồng cây rau màu lấy củ như đậu phộng, mì, hay có thể trồng nhãn suồng cơm vàng.
    10.A Lê Phú Thanh- HTX Tây Đô Xanh:  Đất ở Thanh Hoá: Đất feralit khô, nhão và thoát nước kém. Đất có hàm lượng cát nhiều. Mưa nhiều thì đất bị chua nhanh pH giảm nhanh. Nông dân canh tác hoá học, sử dụng thuốc trừ cỏ và đốt rơm rạ nhiều, không tận dụng thân cây ngắn ngày che phủ cho đất >> đất suy thoái nhiều.
    11.Đất ở Việt Nam rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Phần lớn đất dễ bị xói mòn bởi gió và dễ bị rửa trôi.
    12. Nhóm đất feralit vùng núi thấp: 65%, Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp. Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).Thích hợp trồng cây công nghiệp.
    13.Nhóm đất mùn núi cao: chiếm 11%. Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao .
    14.Nhóm đất phù sa sông và biển:Chiếm 24% 
    15.Có thể tóm tắt các loại đất thuộc 4 nhóm theo 4 vùng miền như sau:
    1/ Vùng Tây Bắc: Feralit, Feralit xám núi cao, đất bồi tụ ven suối.
    2/Phía Đông Bắc: Hải Dương: đất cát pha, đất sét pha cát, đất bồi tụ ven suối.
    3/Miền trung và Tây nguyên: Quảng Trị: đất cát, đất đỏ; Bình Định: phù sa, cát, đất đỏ bazan, đất sét; Gia Lai: phù sa, đất  xám, đất đen, đất đỏ và đất mùn đỏ, sỏi đá; Đắklak: đất xám, đất đỏ; Lâm Đồng: đất đỏ.
    4/Nam Bộ: TP HCM: đất đỏ và đất phù sa, đất sét xám; Trà Vinh: đất cát giồng, cát pha thịt, và đất phù sa; Vĩnh Long: đất sét, thịt; Cà Mau: đất mặn, phèn, than bùn, bãi bồi; An Giang: đất phù sa, bãi bồi, phèn và đất đồi núi.

    in reply to: Buổi 10 [3.2] Kiểm tra đất (3-6g chiều 17.11.2021) #5480
    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận

    II. Có thể sử dụng những phương pháp nào để tăng lượng cacbon trong đất ở môi trường nhiệt đới? (II. What methods can be used to increase soil carbon in tropical environments?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Dùng phân ủ hoai , rơm rạ, trồng cây phân xanh, họ đậu khi đạt sinh khối lớn nhất rồi  băm nhỏ vùi xuống dưới đất , bón phân trên bề mặt và che phủ cỏ lên phía trên đối với cây cà phê… (Chị Bình)
    2. Phủ cỏ, không dùng thuốc diệt cỏ, lấy các phụ phẩm của cây như lá, thân…, bón thêm chất hữu cơ từ bên ngoài, xây dựng mô hình VAC.. (Anh Hiếu)
    3.Tủ vỏ trấu và mùn cưa, lượng cabon nhiều thì sẽ hút đạm trong đất nên cần bổ sung phân gà hoặc phân khác để tránh mất lượng đạm khi phân hủy.. trồng và cắt tỉa cây sinh khối như cỏ sả… (Anh Cường)
    4.Để cỏ và đè cỏ (dùng nông cụ để cào đè xuống), theo bạn thì đè cỏ thì tốt hơn phát cỏ … (Chị Châu)
    5.Bồi lại, trả lại từ chỗ các đọng hữu cơ do quá trình rửa trôi xuống do mưa…(Anh Hiếu)
    6.Hạn chế cày xới đất, duy trì việc phủ xanh trên đất tránh để đất trống. (Chị Thảo)
    7.Trồng một số cây lạc dại, đậu muồng,hoa vàng,  dã quỳ… (Chị Bình, Anh Cường)
    8.Phụ phẩm từ quá trình làm nấm (Chị Xuyên)
    9.Trồng cỏ, cây họ đậu, chùm ngây, chuối,… khắp vườn, khi cây sinh trưởng -> cắt làm sinh khối che phủ mặt đất bề dầy khoảng 10 phân hoặc hơn, không để cho đất trống, tránh thất thoát chất dinh dưỡng trong đất. (Mai Thanh)
    10.Vùng nhiệt đới nên hữu cơ phân giải rất nhanh nên cần giữ bổ sung hữu cơ  và đối với cây lâu năm thì nên trồng cây che phủ, trồng xen và luân canh cây họ đậu. (Chị Nghĩa)
    11.Tăng vi sinh vật trong đất, tàn dư thực vật và phân chuồng. Từ năm 2012, đã thực hiện canh tác hữu cơ, đưa tàn dư thực vật và phân chuồng vào đất và lượng vi sinh vật trong đất tăng -> năng suất tốt (11.000 m2; trồng tiêu tạo tầng tán để không cho ánh sáng mặt trời chiếu qua).
    12.Các dự án nông nghiệp hữu cơ ở môi trường miền núi, theo tác giả Eric hệ thống nông – lâm kết hợp, kết hợp trồng cây, chăn nuôi gia súc – tạo khoảng cách thích hợp hạn chế tối thiểu sự cạnh tranh (cách để cô lập cacbon)-> 1 cách tăng Cacbon.
    13.Ngoài tận dụng nguồn có sẵn, còn sử dụng than nát, than vụn, hay than trấu hun để bổ sung nguồn cacbon cho đất.
    14. Hiện nay, canh tác lúa không vùi rơm rạ vào đất và đốt rơm rạ không tốt cho đồng ruộng (theo IRI)-> họ khuyến khích sử dụng rơm rạ ủ phân, hoặc bán rơm để dùng làm nấm rơm tăng thu nhập; tuy nhiên chỉ áp dụng được những nơi có máy cuộn rơm.
    15. Giảm thiểu việc làm đất, tăng cường luân canh cây trồng, chăn thả gia súc,…
    Các ý kiến khác nằm trong link padlet bên dưới: https://padlet.com/ptlphuong1/csgnje7p2ozlyik7

Viewing 15 posts - 61 through 75 (of 138 total)
Translate »