Buổi 29 [5.6] Vai trò của nhóm người, HTX/doanh nghiệp (3.1.2022)

Home Forums Organic Trainning Buổi 29 [5.6] Vai trò của nhóm người, HTX/doanh nghiệp (3.1.2022)

Viewing 3 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5466
      Dang Nguyenminh
      Moderator

      Chương 5: Chứng nhận, kiểm soát chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ và phát triển kinh doanh
      Bài 6: Vai trò của nhóm người làm nông, hợp tác xã/doanh nghiệp trong chứng nhận nhóm, kinh nghiệm ở miền Bắc Việt Nam

      03.01.2022 Giờ: 3.00 – 6.00 (Hà Nội), 7.00 – 10.00 (Canberra)
      Ngôn ngữ: Tiếng Việt

      Được trình bày bởi
      Ts. Trần Thị Thanh Bình– Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ Đại học Lâm Nghiệp, Việt Nam

    • #5619
      Đại Phan
      Moderator

      Tổng hợp câu hỏi

      Bài 6: Vai trò của nhóm người làm nông, hợp tác xã/doanh nghiệp trong chứng nhận nhóm, kinh nghiệm ở miền Bắc Việt Nam

      Ngày: 03/01/2022

      Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng:
      1. Cô có thể chia sẻ các nhóm PGS đang chứng nhận các sản phẩm nào ạ?
      2. Cô có thể cho em xin tên và địa chỉ, thông tin liên hệ của các PGS ạ?
      3. PGS hữu cơ được IFOAM công nhận. Vậy PGS An toàn thì tổ chức nào công nhận?
      4. Cô cho biết nông nghiệp công nghệ cao có được xem là hữu cơ không ạ?
      5. Ứng dụng Chân – Thiện – Nhẫn vào thực tế như thế nào là phù hợp khi cách hiểu khác nhau của người nông dân, người tư vấn, người giảng dạy, người kinh doanh, người làm tài chính,…?
      6. PGS Việt Nam được IFOAM công nhận, còn lại các PGS địa phương thì được tổ chức nào công nhận? Có sự khác nhau về tiêu chuẩn PGS VN và PGS địa phương, PGS doanh nghiệp, ban điều phối PGS VN có quản lý các ban điều phối PGS địa phương, doanh nghiệp?
      7. Làm sao để tất cả hiểu về cùng 01 hướng , 01 nghĩa khi hợp tác giữa các thành phần tham gia làm chung 01 dự án hay 01 công việc chung hay nông nghiệp hữu cơ ?
      Câu hỏi tổng hợp từ google form
      1. Giá trị thương hiệu của chứng nhận PGS là gì?
      2. Khó khăn nhất của Giảng viên khi áp dụng hữu cơ ở các nhóm, cách khắc phục và áp dụng?
      3. Ứng dụng thực tế tự nhiên và chọn lựa để thực hiện?
      4. Ví dụ về doanh nghiệp sản xuất hữu cơ thành công ở Việt Nam áp dụng thành công Chân – Thiện – Nhẫn trong sản xuất hữu cơ?
      5. Cách mà mình chọn ra Trưởng nhóm một cách công bằng, hiệu quả nhất khi mình thành lập tổ nhóm. Do các các trường hợp: Họ hội tụ các yêu cầu của Leader nhưng vì không có lợi ích cho họ nên họ không làm. Hoặc có những người chịu làm nhưng mà họ lại thiếu đi vài tiêu chí của yêu cầu Leader?
      6. Tại sao nhóm PGS lại không nên quá 20 người?

    • #5620
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận

      I.Anh/chị hiểu như thế nào về Chân – Thiện – Nhẫn?
      Các ý kiến thảo luận:
      1.Chị Liên – Vinasamex:
      – Chân – Sự chân chính, chân thành
      – Thiện – Những việc mình cần hoàn thiện, hướng đến những giá trị tốt đẹp
      – Nhẫn – nhẫn nại, kiên trì
      2.Anh Hoàng Hà – Eco Green:
      Mỗi người, mỗi nhóm, cộng đồng, có thể xây dựng những giá trị có thể chia sẻ với nhau và có thể được công nhận. Từ đó, mỗi cá nhân có được các quan điểm, tính cách để cùng đóng góp, xây dựng và phát triển lý tưởng. Chia sẻ những cái chung, lý tưởng chung. 
      3.Chị Nguyễn Ngân – Củ Chi:
      – Chân – Chân thực, chân thành
      – Thiện – Là cái tâm của mỗi người, làm hết lòng, hết sức.
      – Nhẫn – Kiên trì, nhẫn nại
      4.Vương Tiến – MKC:
      – Chân là chân thành, chân thật và tôn trọng tự nhiên.
      – Thiện là làm bằng tấm lòng vàng. 
      – Nhẫn là nhẫn nại và kiên trì.
      5.Chị Thúy Anh: Chân (nói thật, làm thật) – Thiện (ᴄó tâm, ᴄó tầm, khuуến thiện) – Nhẫn (bao dung, nhẫn nại).
      6.Anh Ngọc: Thiện – Lương thiện, trung thực, thật thà, chân chính.
      7.Anh Lãm: Xuất thân từ mảng cơ khí → chuyển qua mảng kinh tế → chuyển qua mảng nông nghiệp (đã đi nhiều nước). Đã áp dụng VietGAP, GlobalGAP. 
      – Chân: chân thật để chia sẻ những gì đang làm. Nhận thức và lựa chọn
      – Thiện: bảo vệ môi trường, cộng đồng.
      – Nhẫn: Nhìn vào thực tế → thấy sự thật → chọn làm điều tốt → kiên nhẫn làm để đạt được kết quả thông qua sự thực hành.
      – Mỹ: Lựa chọn phương pháp tốt nhất (chưa đánh giá kĩ các phương án nên không được ưu ái)
      8.Anh Dũng: Chân (nói thựᴄ, làm thựᴄ) – Thiện (đánh giá ᴄó tâm, ᴄó tầm, khuуến thiện) – Nhẫn (bao dung, nhẫn nại, không đao to búa lớn,… đâу ᴄũng là ᴄáᴄh hiểu ᴄủa ᴄá nhân anh ᴠề nguуên lý “Chân Thiện Nhẫn” đượᴄ giảng trong ᴄuốn ѕáᴄh Chuуển Pháp Luân ᴄủa Pháp Luân Đại Pháp).
      9.Anh Thành: Phương pháp DISC để đánh giá tính cách con người.
      10.Thầy Hải: Người tính cách khí: nghiên cứu. Người tính cách hỏa: xử lý việc đột xuất.
      – Chân: nói về sự chân thực.
      – Thiện: làm những điều thiện. 
      – Nhẫn: kiên nhẫn dựa vào bản chất quy trình tự nhiên.
      11.Anh Cương:
      – Chân: chân thật với bản thân và với người khác.
      – Thiện: tôn trọng môi trường, các loài sinh vật.
      – Nhẫn: kiên nhẫn thực hiện từ bản thân trước. 
      12.Anh Hạnh:
      – Chân: không tà, văn tư tu, quan sát, phân tích, đúc kết, vận dụng các kiến thức canh tác hữu cơ, không sử dụng hóa chất
      – Thiện: thiện lành, lan tỏa điều tốt ra cộng đồng, cung cấp sản phẩm hữu cơ đến người tiêu dùng,
      – Nhân: Sự nhẫn nại kiên trì, áp dụng tốt các kiến thức hữu cơ vào canh tác.
      13.Chị Xã:
      – Chân: Sử dụng nguồn hữu cơ được tạo ra từ nguồn tự nhiên.
      – Thiện: Quá trình cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lương thiện.
      – Nhẫn: Canh tác hữu cơ cần một quá trình kiên trì nhẫn nại không bỏ cuộc
      14.Anh Nhật: Góc nhìn tổng thể, khá là trừu tượng: Nông nghiệp hữu cơ yêu cầu một quy trình dài, (18 tháng cây ăn quả, cây hằng năm 12 tháng) người nông dân phải nhẫn nại mới có thể làm nông nghiệp hữu cơ, chi phí làm nông nghiệp hữu cơ lớn, chất thải, xét nghiệm mẫu đất mẫu nước.
      – HTX hay các tổ chức đăng ký nông  nghiệp hữu cơ có tuân thủ tốt các tiêu chí và các tiêu chuẩn trong nông nghiệp hữu cơ(tùy thuộc vào các bộ tiêu chuẩn khác nhauUSDA, EU, TCVN…)
      – Nhà nông có hai luống rau? bán và tự sử dụng. Không chỉ rau mà còn đối với thịt, củ,.. Các sản phẩm mua bên ngoài liệu có an toàn hay không? 
      Đối với sản phẩm heo nuôi hữu cơ giá hơi >200.000 đồng/kg vẫn không đủ bán,
      Làm nông nghiệp hữu cơ không nhìn thấy được ngay, phải có tính kiên trì đối với nông nghiệp hữu cơ. Việc chuyển đổi canh tác hữu cơ không chỉ mong muốn đủ lương thực mà còn phục vụ sức khỏe người tiêu dùng.
      15.Anh Trọng:
      – Chân :Chân lý, chân thật, là một con đường nông nghiệp hướng đến, hòa thuận với thiên nhiên và con người,  quay về cách làm truyền thống áp dụng các kiến thức khoa học, tự nhiên vào canh tác.
      – Thiện : Tâm thiện, người làm nông nghiệp cần có tâm thiện, không chỉ đối với chính mình và những người khác. Thiện còn với tự nhiên, côn trùng, cây cỏ, Vi sinh vật vào nông nghiệp.
      – Nhẫn :Cần nhiều thời gian để làm, gặp nhiều khó khăn trong canh tác nên phải đủ kiên trì.

    • #5621
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận

      II.Áp dụng Chân – Thiện – Nhẫn trong sản xuất hữu cơ ở địa phương?
       Các ý kiến thảo luận:
      1.Chị Nguyễn Ngân: Khi nói sản xuất hữu cơ thì toàn bộ quá trình không sử dụng hóa chất. Nhẫn: sản xuất hữu cơ thì sản lượng không nhiều, nhưng với tiêu chí ban đầu là không hóa chất thì vẫn kiên quyết không sử dụng, vì sau 1 thời gian thì tình hình sẽ cải thiện. (Hiện tại vẫn chưa tính đến bài toán kinh tế, nên chưa áp lực. Đang trong quá trình xây dựng và phát triển)
      2.Chị Liên – Vinasamex: Đối với mô hình sản xuất hữu cơ theo nhóm, phải rất nhẫn nại. Ban đầu, người dân quan tâm đến sản lượng. Khi mới chuyển sang sản xuất hữu cơ, sản lượng có thể bị sụt giảm, và người dân có thể dùng hóa chất. Do đó, những trường hợp này cần được nhắc nhở để người dân giữ vững nguyên tắc. Đồng thời, động viên người dân tiếp tục theo hướng hữu cơ, kiên trì thực hiện để có thể đạt được kết quả tốt sau này. Khi sản xuất hữu cơ để xuất khẩu, phải lấy mẫu để test gửi khách hàng. Phải đạt yêu cầu thì mới xuất hàng được. Do đó, đạt chứng nhận cũng chưa là yên tâm, mà phải đạt được yêu cầu từ đối tác.
      3.Chị Hiền: Làm nông nghiệp hữu cơ tự phát (trồng cây vải và ổi). Cây vải thì hiện vẫn chưa được thành công. Khi bước đầu thực hiện, vẫn có nhiều người không ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn sẽ tiếp tục thực hiện theo hướng hữu cơ và sẽ không bao giờ quay lại sản xuất dùng hóa chất. Điều quan tâm là sức khỏe hơn là lợi ích kinh tế. Bản thân đã tự nhận thấy được việc sản xuất hữu cơ thực sự mang lại hiệu quả.
      4.Anh Ngọc: Làm nông nghiêp hữu cơ mà không thật thà thì sẽ gặp thất bại (không sớm thì muộn). Chân – Thiện – Nhẫn: theo suốt cả quá trình, cùng đồng hành với người làm nông nghiệp hữu cơ. Giai đoạn đầu: một vài cá nhân còn phạm sai lầm, có thể vì thói quen trong sản xuất. (Người dân có thể vẫn còn lo lắng, ví dụ, khi gặp sâu bệnh nhiều trên đồng ruộng, mặc dù người dân đã áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn) nên không được tiếp tục đồng hành trong nhóm sản xuất hữu cơ. Sau này, mọi người đã rút kinh nghiệm và nghiêm túc thực hiện và cải thiện.
      5.Chân- Thiện- Nhẫn là pháp tu của Pháp Luân Công, thuận theo quy luật phát triển trời đất, con người, tự nhiên, nó có thể ứng dụng mọi mặt trong cuộc sống không chỉ riêng trong nông nghiệp hữu cơ. Không phải người ta đổi Mỹ thành Nhẫn thuận theo 3 yếu tố đó là thì sinh, nghịch thì diệt hoặc gây hại.( Chị Thoa)
      6.Chân: chân thành trong việc thuyết phục nông dân tham gia vào nông nghiệp hữu cơ.Thiện: Tôn trọng tự nhiên, các loài sinh vật, các quy luật. Nhẫn: Chờ đợi để các quy trình được diễn ra tự nhiên trong mọi quy trình sản xuất và kinh doanh. (Thầy Hải)
      7.Anh Cường: Chân (chân thật với đội ngũ, không sử dụng hóa chất để tăng năng suất). Nhẫn (tự bản thân làm trước khi thuyết phục người khác làm theo. Không bị cuốn theo việc sử dụng việc sử dụng phân thuốc hóa học).
      8.Sản phẩm hữu cơ cần áp dụng thật thà, lương thiện với môi trường, kiên nhẫn áp dụng đến cùng và theo đuổi đến cùng.
      9.Tôn trọng thiên nhiên. Trung thực, kiên trì với lối canh tác hữu cơ. Biết ơn người tiêu dùng.
      10.Trong nông nghiệp hữu cơ rất cần những tính cách nêu trên thì mới giữ được mô hình lâu dài và đạt được sản lượng và chất lượng tốt.
      11.Cần có tầm nhìn, có tâm làm thật, sản xuất thật, nhẫn nhịn vượt qua những khó khăn trong sản xuất, thương mại…
      12.Trong sản xuất hữu cơ địa phương chúng ta cần phải nói thật, làm thật, không được gian dối, tất cả phải hướng đến mục tiêu tốt đẹp là chất lượng sản phẩm, sức khỏe của người tiêu dùng, không được nản chí, phải nhẫn nại trong toàn bộ quy trình sản xuất.
      13.Chân là thực hiện sản xuất một cách an toàn, nêu rõ sản phẩm sử dụng, ghi nhật ký đầy đủ về quá trình sản xuất,…Thiện trong sản xuất không tranh cãi, tranh đấu vì lợi ích cá nhân; sử dụng sản phẩm đầu vào và đầu ra đảm bảo chất lượng. Cung cấp thông tin sản xuất và sản phẩm một cách chân thật.
      Nhẫn là chịu khó học hỏi kiến thức về sản xuất hữu cơ, áp dụng phương thức sản xuất hữu cơ để đạt kết quả lâu dài, hiệu quả đến từ từ không nóng vội, Cần thực hiện theo quy trình sản xuất,…
      14.
      – Chân: Là sản xuất hữu cơ chân thật, làm điều chân chính
      – Thiện: Sản xuất hữu cơ là làm điều thiện, có hành động từ thiện tích đức. Thiện là biết quên mình vì người khác, chống lại sản phẩm không đúng tiêu chuẩn hữu cơ, bảo vệ thương hiệu sản xuất hữu cơ.
      – Nhẫn: Là có tính chịu đựng, tha thứ, biết tự kiềm chế để không nóng nảy, vội vàng trong quá trình sản xuất hữu cơ, làm việc nhóm, kinh doanh sản phẩm hữu cơ … dẫn đến hành động không tốt, xấu, không hay. Cạnh tranh bình đẳng, công khai trong sản xuất hữu cơ so với sản xuất truyền thống và sản phẩm canh tác truyền thống.
      Chân Thiện Nhẫn trong sản xuất hữu cơ ở địa phương là phải luôn hướng để đạt được cả 3 cái này.

Viewing 3 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »