Đại Phan

Forum Replies Created

Viewing 15 posts - 121 through 135 (of 138 total)
  • Author
    Posts
  • Đại Phan
    Moderator

    Tổng hợp câu hỏi:

    Bài 9: Thiết kế Hệ thống cây trồng

    Ngày: 03/12/2021

    Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng

    1. Thầy Alan cho em hỏi! Mình có nên ưu tiên chọn những loại cây phủ bồi ra hoa thường xuyên để tạo môi trường sống cho thiên địch hay không? Và tiêu chí chọn cây phủ bồi ạ?
    2. Em đo pH đất gần vùng rễ của chuối tiêu thì chỉ từ 4.8 đến 5.5, vậy có ảnh hưởng đến cây trồng chính không?
    3. Vôi có được dùng trong canh tác hữu cơ không?
    4. Trong bài giảng thầy Alan có nói đến việc nuôi/chăn thả động vật trong vườn – điều này thấy khác với quy định của quy định xGAP (GlobalGAP)- không cho chăn thả động vật trong khu vực sản xuất. Như vậy có thể có nguy cơ lây nhiễm VSV (từ chất thải của động vật) lên sản phẩm trong vườn không?
    5. Cách trồng các vườn xen vậy như thế nào vì có một số loại cây phát triển nhanh hơn, dễ dẫn đến thiếu ánh sáng cho cây chậm phát triển?
    6. Xin phép thầy chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ bệnh Sigatoka, TR4 trên vườn chuối giống Nam Mỹ. Hiện các khu trồng chuối lớn tại Bình Dương đang bị gây hại nặng?
    7. Thầy ALan có cách nào khác ngoài cách dẫn dụ ruồi vàng đến để tiêu diệt (thay vì dẫn dụ thì xua đuổi) không ạ?
    8. Mô hình xen Tiêu và Cà phê! Vậy tưới nước chăm sóc thế nào ạ?
    9. Cho mình hỏi mọi người có kinh nghiệm tách chuối con như thế nào ạ, mình đào rễ chuối con tầm bao nhiêu sâu thì hợp lý để cây phát triển tốt sau khi tách ạ?
    Câu hỏi tổng hợp từ google form
    1. Bệnh do nấm Fusarium gây ra trên sầu riêng có biện pháp nào xen canh cây trồng hoặc thiết kế vườn như thế nào đảm bảo kiểm soát triệt để bệnh do nấm gây ra? (Fusarium fungus disease on durian, is there any measure to intercrop crops or how to design gardens to ensure thorough control of fungal diseases?)
    2. Làm sao để kiểm soát được tình hình sâu bệnh giữa các loại cây xen canh? (How to control the pest situation among intercropping crops?)
    3. Cây thân gỗ nào phù hợp để chọn trồng xen canh với sầu riêng để tối ưu ánh sáng quang hợp, giảm thiểu sâu bệnh?(Which woody plants are suitable for intercropping with durian to optimize light for photosynthesis and minimize pests and diseases?)
    4. Xin chào cô/thầy, tôi trồng cây hay bị rầy và thối nhũn hoặc cà chua hay bị vàng lá, quéo đọt, …làm sao để phòng trừ bệnh cho cây? (Hello teacher, I grow plants that are prone to leafhoppers and rot or tomatoes that have yellow leaves, wilted buds, … how to prevent plant diseases?)
    5. Cây ngắn ngày như Hành  – Tỏi thì xen canh cây nào hợp lý mà ít tranh sáng ạ? (Short-term plants like Onion – Garlic, which crops are reasonable but less bright?)
    6. pH đất trồng chuối có ảnh hưởng đến cây trồng khác không? (Does soil pH for bananas affect other crops?)
    7. Trồng xen sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng chính, cách khắc phục vấn đề này như thế nào? (Intercropping will affect the yield of main crops, how to overcome this problem?)
    8. Thầy cô có thể chia sẻ nhiều hơn về việc trồng xen đối với cây rau màu không ạ? (Can you share more about intercropping with vegetables?)
    9. Biện pháp hạn chế bệnh vàng cháy lá cây chuối?(Measures to limit yellowing of banana leaves?)
    10. Có giải pháp nào để 1 cây chuối có thể trổ 2 buồng trong vòng đời của nó không? (Is there any solution for a banana tree to have 2 chambers in its life cycle?)

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    III. Chính sách “Quyền sở hữu hạt giống” có lợi và bất lợi cho nông dân như thế nào?(III. What are the costs and benefits of Plant Breeders’ Rights to farmers?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Bất lợi: Bản quyền hạt giống không được cơ quan có chuyên môn quản lý nên người tiêu dùng hoang mang và không biết được chất lượng thế nào. Chấp nhận mất phí để đảm bảo giống tốt. Cty sở hữu hạt giống chỉ tập trung vào hạt giống mang lại lợi nhuận cao.Thực tế khi mua hạt giống nếu không đảm bảo sẽ lỡ mùa vụ. (Minh Thành)  
    2.Quản lý hạt giống sản xuất theo quy định, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ -> Tránh ảnh hưởng đến kết quả gieo trồng. Biện pháp quản lý này có lợi cho nhà sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn giống.Bất lợi khi không sử dụng giống có bản quyền: Giống không đảm bảo, sâu bệnh, thoái hóa… Một số giống cây nông nghiệp không phải mùa nào cũng có hoa, hạt (Chị Mai Hồng: Ngành Lâm Nghiệp)
    3.Có lợi: Mua hạt giống có bản quyền trong trường hợp nếu bị hỏng do giống có thể được đền bù từ bên bán. Nhược: Phụ thuộc, cam kết không được lưu giữ giống cho vụ sau. (Hải Lan)
    4.Ưu tiên giống bản địa, liên kết nhiều bạn bè làm nông nghiệp cùng định hướng trên khắp cả nước để trao đổi. Làm ngân hàng hạt giống. Thí nghiệm trên quy mô nhỏ tại địa phương, có thông tin và kỹ thuật gieo trồng thực tế, ghi chép và chia sẻ.
    Có thể cứu được giống đối với một số loại có nguy cơ tuyệt chủng.(Anh Hoàng)
    5.Không phải mua giá cao, nhưng theo thời gian giống dễ bị thái hóa.
    6.Việc kinh doanh hạt giống không thuận lợi, canh tác giống tốt cho năng suất cao được an tâm:
    Có lợi:Kiểm soát được chất lượng hạt giống, đảm bảo mùa vụ cho nông dân. Kiểm soát được khả năng tạo ra những hạt giống xấu.
    Bất lợi: Bị phụ thuộc hạt giống. Các nhà sản xuất sẽ chỉ tập trung vào những hạt giống có giá trị cao.
    7.Chính sách “Quyền sở hữu hạt giống” có lợi cho nông dân:
    + Giúp nông dân giữ được bản quyền về loại giống đã đăng ký, bảo hộ các loại giống đặc hữu của địa phương.
    + Sản phẩm được bảo hộ thương hiệu, chống mất thương hiệu.
    + Chống sản phẩm nhái, giả, tránh bị in ấn bao bì giả nhãn hiệu.
    + Được được in thương hiệu và bán rộng rãi trên thị trường.
    + Được bảo vệ ở các nước công nhận chính sách “Quyền sở hữu hạt giống”.
    + Có lợi cho người nông dân, tôn trọng sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo của người tạo ra giống.
    + Nông dân có thể sống được với nghề chuyên bán hạt giống mà không cần phải lo lắng.
    + Cung cấp hạt giống đủ tiêu chuẩn về kháng bệnh, năng suất cao.
    + Phát triển và bảo tồn các giống truyền thống, bản địa.
    + Giúp nông dân sẽ có các sản phẩm đồng nhất tránh việc hạt giống lép hoặc bị hư khi gieo.
    + Giữ được giống thuần chủng
    8.Chính sách “Quyền sở hữu hạt giống” bất lợi cho nông dân:
    + Phải bảo vệ thương hiệu, chi phí bảo vệ, luật sư, thủ tục nhiều, tốn kém.
    + Không bán được ở các nước đang tranh chấp thương hiệu
    + Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn, yêu cầu đăng ký
    + Nông dân phải lệ thuộc vào những đơn vị làm giống lớn và làm mai một hạt giống bản địa
    + Nông dân khi muốn tiếp cận các loại hạt giống này sẽ khá khó khăn do thủ tục
    + Dễ bị ‘lạm dụng’ bởi các công ty lớn.
    + Tăng chi phí sản xuất và phụ thuộc vào các nhà giữ bản quyền.
    + Làm độc quyền giống và tăng chi phí sản xuất
    + Làm cho người dân mất quyền tự quyết về giống, phụ thuộc vào công ty giống, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.
    + Hầu hết nông dân chưa có nhiều thông tin về chính sách này
    9.Quyền sở hữu hạt giống có thể thúc đẩy lợi ích, tư duy kinh tế, khai thác thương hiệu. Tuy nhiên việc áp dụng có thể thông qua hiệp hội, tổ chức sẽ tốt hơn.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    II. Ưu điểm và nhược điểm của giống cao sản?(II. What experience, positive and negative, do you have of high-yielding hybrid crop varieties?)
    Các ý kiến thảo luận:
    Ưu điểm
    1.Năng suất cao hơn giống bản địa
    2.Chất lượng giống, sản phẩm đồng điều, mẫu mã đẹp
    3.Cây phát triển nhanh.
    4.Được tuyển chọn nên năng suất và chất lượng hơn giống địa phương
    5.Rút ngắn thời gian thu hoạch, mẫu mã đẹp
    6.Khả năng đồng đều về sinh trưởng, tỉ lệ nảy mần cao, ít lẫn tạp
    7.Dễ trồng, thời gian và cách nuôi trồng cũng dễ theo hướng dẫn
    8.Đa dạng sản phẩm nên dễ chọn, dễ mua, giá thành cũng mềm, có những sản phẩm nhập từ nước ngoài
    9.Năng suất cao, làm theo mùa vụ đồng nhất, có chuyên gia hướng dẫn
    10.Cho năng suất tốt với điều kiện canh tác hữu cơ, kháng sâu bệnh tốt, cho nhiều loại sp hình dạng và đặc điểm mới mẻ bắt mắt.
    11.Giống cao sản thường là các giống lai hoặc biến đổi gen cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh.
    12. Năng suất, sản lượng cao vượt trội các giống bình thường đem hiệu quả kinh tế. Có thể hình thành do lai tạo giống chứ không qua hình thành hóa chất
    Nhược điểm
    1.Mất chi phí mua giống.
    2.Khả năng chống chịu với sâu bệnh và thay đổi thời tiết kém.
    3.Cần kỹ thuật canh tác cao, nước, phân bón đầu vào cao hơn, dễ bị sâu bệnh tấn công.
    4.Chất lượng mùi vị không ưu thế bằng giống bản địa.
    5.Mất cân bằng về dinh dưỡng của đất.
    6.Khả năng sinh trưởng trong điều kiện bất lợi thì kém hơn giống bản địa.
    7.Khả năng lưu trữ giống để lại rất khó, thoái hóa giống. Và thường không có thu được hạt giống để giữ lại.
    8.Năng suất không đạt khi để lại hạt giống , chất lượng thu lại ở lần sau cũng không đạt.
    9.Dễ bị sâu bệnh, đòi hỏi phân bón hoá học nhiều cũng như thuốc trị sâu bệnh nhiều, chịu hạn kém, …. Năng suất cây sẽ không bền vững theo thời gian.
    10. Hương vị kém đặc trưng hơn ” rỗng hơn”.
    11. Tính chống chịu thấp, khó mua được giống phù hợp cho sản xuất hữu cơ vì đã bị xử lý hóa chất trên vỏ hạt.
    12. Có khả năng không thích nghi với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, bổ sung nhiều phân bón, sâu bệnh dễ tấn công. Đặc biệt là khi sử dụng giống cao sản với diện tích lớn thì có thể ảnh hưởng đến các giống bản địa của địa phương.
    13. Nếu hạt giống đó chưa qua quá trình sản xuất trồng thực tế và đảm bảo được sản phẩm ngon tốt thì đây là hậu quả không tốt khi người dân trồng lên 1 sản phẩm bán không ai mua.
    14. Mất chi phí mua giống. Năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh giảm theo thời gian.
    15. Các cây biến đổi gen có thể sẽ lấn át. Nhiều nước phát triển như châu Âu, Nhật không chấp nhận do nhiều rủi do:
    + Không hợp với nông nghiệp hữu cơ.
    + Tỷ lệ ghép và đưa vào sản xuất giống thấp.
    + Cây giống cao sản chưa phổ biến

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    I. Bạn đã sử dụng những phương pháp nào để lưu trữ hạt giống?(I. What methods have you used to store saved seed?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1. Mua giống măng tây từ Nhật Bản, giữ giống ở nhiệt độ bình thường, thoáng mát.
    2. Phơi khô, bỏ tủ lạnh.
    3. Phơi khô, để nơi râm mất, khô ráo
    4. Sử dụng tro và lá xoan (sầu đông) phơi khô để bảo quản hạt giống ngô, đậu xanh.
    5. Phương pháp chiết giống trực tiếp.
    6. Theo ba tôi thì chọn trái bắp đều ,phơi khô, cho vô lu cho tro bếp sàn sạch ,hoặc cát biển sàn sạch để phí tren hạt giống,đậy kín 1 tháng phơi 1 lần
    7. Làm khô hạt, lựa chọn hạt đủ tiêu chuẩn, cất giữ nơi kín gió khô ráo.
    8. Em chủ yếu là mua hạt về sử dụng cho mùa vụ, có một số loại hạt như lạc, đậu xanh, đậu đen thì nhà em có để giống qua vụ sau. Phương pháp để các loại hạt đó là: sàng xẩy xạch các hạt lép và hạt hỏng, rồi phơi khô, bảo quản trong hũ sành hoặc túi nilon buộc kín. Những loại hạt giống đó thì chỉ được sử dụng cho mùa tiếp theo chứ không dùng lâu dài. Và 1 năm thì chỉ để giống 1 mùa chính vụ để chất lượng tốt nhất.
    9. Bảo quản trong các lọ đựng kín tránh tiếp xúc với độ ẩm.
    10. Phơi khô hạt đậu sau đó bỏ vào lọ, kèm theo tỏi khô bóc vỏ đậy kín nắp để bảo quản.
    11. Tôi lưu trữ trong bao nhựa và để trong ngăn mát tủ lạnh
    12. Phơi khô, gói vào khăn và bảo quản ở nơi kho ráo.
    13. Cất trữ bằng hạt vụ trước bảo quản để sử dụng gieo trồng, chia sẻ trao đổi hạt giống với hộ khác.
    14. Em đã sử dụng phương pháp ủ lớp để bảo quản hạt giống cây Mắc ca. Hạt sau khi thu về ngâm trong Ridomil gold sau đó phơi cho thật khô. Rồi cho vào thùng để ủ, cứ một lớp hạt thì có một lớp perlite, và lưu trữ hạt ở nơi có nhiệt độ phòng không bị ẩm.
    15. Sau khi thu hoạch hạt xong phải phơi cho khô ráo ngay. Khi phơi không được phơi hạt giống trực tiếp dưới nắng to và không phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc xi măng mà phơi dưới nắng nhẹ, trên những nong nia, kê cao khỏi bị hấp hơi từ dưới đất lên. Hạt sau khi phơi khô phải để thật nguội mới cho vào dụng cụ bảo quản.
    16. Nếu trong thời gian thu hoạch gặp mưa kéo dài không phơi được thì phải sấy ngay. Khi sấy cần đảo thật đều, nhiệt độ khi sấy đảm bảo từ 35 – 40 độ C, không nên sấy nóng quá dễ bị mất sức nẩy mầm.
    17. Dụng cụ bảo quản hiện nay mà nông dân ta thường hay dùng là vò, lọ bằng sành sứ, thùng bằng kim loại 2 tầng vỏ, ở giữa là khoảng không, trong đó xếp vôi khô hay các chất hút ẩm. Trước khi lưu trữ hạt giống các dụng cụ này cần được phơi khô, lau chùi sạch. Phía dưới các dụng cụ cần xếp 1 lớp giấy hút ẩm (vôi hòn, tro bếp, chất hoá học) rồi trải trên 1 lớp giấy hút ẩm hoặc lá chuối khô, sau đó cho hạt giống vào. Bên ngoài vỏ cần ghi tên giống, ngày sản xuất, nơi sản xuất, số lượng hạt.
    18. Phơi khô, bảo quản nơi thoáng mát để trên gác bếp.

    Đại Phan
    Moderator

    Tổng hợp câu hỏi:

    Bài 8: Kỹ thuật lưu giữ hạt giống

    Ngày: 01/12/2021

    Câu hỏi tổng từ bài giảng

    01. Ở Việt Nam hay bị mất điện, nếu lưu trữ đông thì việc nhiệt độ thay đổi như vậy có ảnh hưởng gì nhiều đến hạt giống không? Ngoài ra, khi để tủ đông có hiện tượng đọng nước. Xin Thầy Alan chia sẻ thêm ạ!
    02. Thầy cho em hỏi là việc sản xuất giống bản địa có tổ chức nào chứng nhận không?
    03. Thầy giáo cho biết nếu bảo quản hạt giống trong tủ đông, khi bỏ ra trồng cần phải làm gì để hạt giống nhanh nẩy mầm?
    04. Làm sao để mình diệt trừ mầm bệnh trong bầu cây giống khi mua giống về?

    Câu hỏi tổng hợp từ google form

    1. Hành – Tỏi lưu trữ thế nào để giảm hư hại nhất ạ?
    2. Hạt giống nảy mầm tỷ lệ thấp không đạt yêu cầu như thông số kỹ thuật trên bao bì, khiếu nại như thế nào với nhà sản xuất để đảm bảo quyền lợi cho nông dân?
    3. Làm thế nào để em biết được hạt đủ khô để trữ đông ạ, và nhiệt độ để trữ đông là bao lâu? Và sau khi lấy hạt giống ra, mình có cần xử lý gì trước khi gieo không ạ? Em lưu trữ hạt trong tủ lạnh thì có được không vì trong đó độ ẩm cao, em sợ làm hỏng hạt?
    4. Giải pháp nào đang được sử dụng để loại bỏ tối đa các hạt giống gây bất lợi cho nông nghiệp hữu cơ ?
    5. Xin Thầy chia sẻ thêm về cách bảo quản hạt giống ở dạng đông lạnh ạ! 
    6. Đối với các loại rau ăn lá, việc để giống ngay trong trang trại có thể thu hút hoặc tích trữ các nguồn sâu bệnh cho ruộng thương phẩm. Hiện nay, em đang gặp khó khăn trong việc để giống tại vườn, thầy có thể vui lòng tư vấn giúp em với ạ.
    7. Ngân hàng giống do người dân tự tiến hành hay phải đăng ký theo quy định của luật?
    8. Hiện nay, Việt Nam đã đăng ký được gạo ST25 (đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới) là thương hiệu gạo quốc gia cho Việt Nam chưa? Vào quá trình bảo hộ thương hiệu trên thế giới như thế nào?
    9. Các phương pháp tuyển chọn giống cây trồng cao sản được áp dụng phổ biến?
    10. Đối với những giống lai F1 thì có nên để giống hay không?
    11. Lựa chọn các hạt cao sản có làm mất đi sự đa dạng của cây trồng?

    Đại Phan
    Moderator

    Những câu hỏi của học viên cho thầy Alan Broughton
     
    1. Thói quen đốt đòng sau thu hoạch. Để tiêu diệt mầm sâu bênh và tạo nguồn phân từ việc đốt, có đúng không ạ?
    2. Đã sử dụng nhiều nấm để phòng ngừa sâu bệnh…nấm tricoderma và một số loại khác liệu có tốt như quảng cáo hay không? Làm thế nào biết được nấm mình đang nhân nuôi là ở thế hệ F1, F2 như như thế nào,không biết còn nguyên chủng hay không? Thời điểm nào thuận lợi nhất để nhân cấy nấm theo điều kiện thời tiết, khí hậu như thế nào?
    3. Bệnh lá gân xanh trên cây có múi, bệnh xì mủ thì có cách nào khắc phục nhờ các nấm hoặc vi khuẩn nào dùng dưới đất có thể hỗ trợ không?
    4. Vườn đang bị lỡ cổ rễ thì có cách nào khắc phục không ạ?
    5. Làm sao xác định được đất  ở 1 vị trí nào đó có loại nấm rễ và nấm khác ạ?
    6. Cần biết thêm về ứng dụng thực tế về cách sử dụng nấm và vi sinh bổ sung?
    7. Trồng sầu riêng, nấm Phytophora rất khó diệt và thuốc trừ nấm (hóa học) thì đắt tiền (nguồn gốc từ Úc diệt nấm rất hữu hiệu). Theo hướng hữu cơ thì có phương pháp gì để diệt loại nấm này?
    8. Vì nấm rễ có tác dụng giữ nước và giúp cây hấp thu dinh dưỡng…. như vậy đặc biệt có lợi đối với các cây chịu hạn (thông,..). Với chế phấm nấm rễ mà thầy giới thiệu thì có tác dụng với tất cả các loại cây hay không ạ?

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    III. Nếu phân bón hóa học làm gia tăng năng suất cây trồng trong thời gian ngắn hạn, vậy tại sao chúng lại không làm được điều đó trong thời gian lâu dài, mà phải tăng hàm lượng phân bón hóa học liên tục? (III. If soluble fertilisers boost crop yields in the short term, why might they not continue to do so in the long term without ever-increasing applications?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1. Phân hóa học cây trồng ăn trực tiếp, vi sinh vật không hấp thu dd để chuyển hóa  Đất không được làm giàu chất dinh dưỡng. (Kim Thoa)
    2. Chỉ chuyên cấp dinh dưỡng cụ thể nào đó cho cây trồng. Cây chỉ phụ thuộc vào chất dinh dưỡng bên ngoài bón cho cây.
    3. Đất bị nén, nước không thâm nhập vào đất,  rễ kém phát triển giảm năng suất.
    4. Bón phân hóa học  cho hoa lúc đầu rất tốt, cung cấp cho từng giai đoạn phát triển của cây nhanh, nhưng sau đó cây dễ bị bệnh. Mình nghĩ kết cấu đất bị thay đổi và làm đất bị thoái hóa, ví dụ phân có gốc clo làm chết hệ vi sinh vật làm đất bị thoái hóa. (Anh Cường)
    5. Bổ sung bón hóa học bốc hơi thất thoát dinh dương vào không khí nên phải bổ sung nhiều hơn 
    6. Sau mỗi vụ chỉ tăng năng suất nhất thời. Dùng lâu dài pH giảm, đất thoái hóa, năng suất giảm, nông dân lại tăng lượng phân càng làm đất thoái hóa. ( Anh Nhất )
    7. Dung phân hóa học nhiều đất chua, đất nén, bón nhiều phân cây cũng không hấp thụ được, càng bón nhiều hơn cây cũng không hấp thu được. (Anh Hoàng Cương)
    8. Các đời sống động vật trong đất bị ảnh hưởng, giảm đa dạng thực vật do đất ngày càng cằn cỗi : Giải pháp là để cỏ, giữ ẩm, chỉ phát cỏ năm đầu, cỏ mọc ít sau cỏ mọc nhiều hệ vi sinh vật tốt hơn 
    9. Phân hóa học làm mất cân bằng sinh thái chủ yêu là đơn chất. Hàm lượng hóa học cao cây sinh trưởng nhanh. Làm giảm các chất khác do mất cân bằng. ( Anh Sang Trồng bưởi)
    10. Vi sinh vật giúp tổng hợp như một nhà máy sản xuất các chất cần thiết cho cây. Khi bị mất cân bằng hệ sinh thái bị suy giảm khả năng tổng hợp của vi sinh vật làm đất thiếu dinh dưỡng
    11. Cây phát triển không đồng đều, lá thân hoa quả phát triển không đồng bộ làm hệ sinh thái đất mất cân bằng, sinh lý cây trồng mất cân đối, rối loạn.
    12. Phân hoá học giúp cây sinh trường và phát triển nhanh nhưng cấu trúc đất bị phá huỷ- chặt đất, rễ cây phát triển kém. Cây lấy đi dinh dưỡng thì đất ngày càng cạn kiệt, nếu bón phân hoá học nên vụ sau lại phải tăng lượng phân do hệ sinh vật đất ngày càng suy giảm số lượng và chất lượng. Nhưng bón phân hữu cơ thì khi cây lấy đi dinh dưỡng qua các vụ thì hệ sinh vật đất giúp tái tạo lại dinh dưỡng và giúp các khoáng chất chuyển sang dạng dễ tiêu cho cây. Vd bón cây thanh long 1 gốc là 500gram đạm, 500gram P2O5 (lân) + 750 gram Kali/ 1 năm. Nếu chong đèn thúc cho cây ra hoa thì vụ sau phải bón thêm 100-150 gram phân mỗi loại và bón thêm phân hữu cơ thì mới đảm bảo chất lượng quả.
    13. Phân hoá học liên quan tới muối và gốc axits, nó giúp tạo lượng H+ làm chua đất làm pH đất thay đổi và phá huỷ hệ vi sinh vật đất. Và hệ thống vi sinh vật bị phá vỡ và có các kim loại nặng trong phân được giải phóng gây độc cho đất, cho cây.
    14. Phân vô cơ dễ hoà tan, dễ hấp thu, nó không thể nằm lâu trong đất do đó khi bón vào đất thì hệ vi sinh vật đất không có điều kiện tốt để phát triển. 
    15. Bón phân hữu cơ nó “bền hơn, tốt lâu hơn”, tần suất bón thưa hơn, và chất lượng quả tốt hơn.
    Câu hỏi liên quan tới ngộ độc hữu cơ.
    [Hỏi]. Khi nông dân bón Phân con gà Italpollina Phân này chứng nhận hữu cơ OMRI. Có hiện tượng nông dân nói rằng “cây bị ngộ độc vì phân hữu cơ bón nhiều quá”.Điều này có đúng không?
    [Đáp]. Kiểm tra phân đó có trộn lẫn hoá học không? Và phân đó có hoai mục chưa? Một số phân bị trộn lẫn phân u rê. Trong lúa có nhiều rơm rạ, mà khi vi sinh vật phân huỷ làm cho rễ lúa bị ngộ độc. Mà chỉ nên để 1 lượng vừa phải. Khi sử dụng xác bã thực vật nên để vừa phải cho rễ cây được hô hấp và lấy oxy rễ dàng. Môi trường axit làm gốc phốt phát bị kết tủa.
    Kinh nghiệm chia sẻ thêm
    Tạo phân cá- xác cá+ vi sinh vật (vi sinh làm giảm mùi hôi) bón cho bưởi, dứa thì lần đầu tiên sẽ giảm đi 1 lần bón phân hoá học thay vì phải bón 3 lần phân hoá học 1 năm. Vụ sau thì còn giảm tiếp do chất lượng đất được cải thiện. Chất lượng cải thiện- ngọt, và màu sắc đẹp hơn.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    II. Vai trò của nấm rễ và các loài nấm khác đối với cây trồng là gì? (II. How caan mycorrhizal and other soil fungi benefit crops?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1. Chưa biết nấm ở đâu có, đối với nấm rễ nếu trong đất thì cây tiết các chất dinh dưỡng nuôi nấm và ngược lại thì nấm sẽ cho các chất dưỡng lại cho rễ cây để cây hấp thụ.
    2. Các loại nấm khác thì hỗ trợ cung cấp các nguyên tố đạm, lân, kali cho cây.
    3. Khi mua các chế phẩm nấm bên ngoài thị trường thì không mua các loại nấm không phù hợp.
    4. Hệ sinh thái gián tiếp để hỗ trợ cây trong lấy vật chất dưới đất lên dể nuôi cây.
    5. Cộng sinh mới có ích, giảm khả năng ức chế do hạn hán, giảm shock hạn -> giúp tăng năm suất. 
    6. Các loại nấm rễ và nấm trong đất khi làm thực tế thì thấy cần có hệ sinh thái của rễ cây mới giúp phát triển hệ nấm trong đất.  
    7. Nhóm nấm kí sinh côn trùng có tác dụng tiêu diệt các côn trùng. 
    8. Nấm đối kháng có tác dụng kháng  các bệnh hại ở rễ …
    9. Nấm rễ thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật như nitrat và photphat từ đất. Vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác.
    10. Nấm rễ để liên kết các rễ lại, tạo ra các chất để rễ hút dinh dưỡng; những nấm khác là nấm đối kháng tiêu diệt 1 số côn trùng có hại và 1 số nấm có hại. 
    11. Nấm rễ ở cây họ đậu (vi khuẩn rhirobium) còn có khả năng cố định đạm từ khí quyển, tạo ra dinh dưỡng đạm cải tạo đất, tơi xốp đất. -> cần phân biệt rễ nấm và vi khuẩn
    12. Chia làm 3 loại: nhóm nấm phân hủy từ thực vật thành mùng, hữu cơ -> có lợi cho cây trồng; nhóm 2: cộng sinh với cây trồng -> cố định đạm; nhóm 3: nhóm nấm gây hại cho cây trồng. Nấm rễ thuộc nhóm 2.
    13. Quan hệ hỗ sinh giữa nấm và rễ. chia ra 2 loại ngoại nấm rễ và nội nấm rễ. Nội nấm rễ đóng vai trò quan trọng hơn đối với thực vật -dẫn truyền dinh dưỡng, chứa thức ăn. 
    14. Nấm rễ chia làm 2 nhóm: ngoại cộng sịnh và nội cộng sinh -> nấm rễ luôn có lợi cho cây, không làm chết rễ cây. Nấm phytophora tấn công cổ rễ ở cây tiêu theo nghiên cứu 2011, và nay tấn công cổ rễ cây sầu riêng. Có 1 số hóa chất được dùng để diệt loại nấm này. 
    15. Nấm rễ cộng sinh kích thích sự tăng trưởng của cây trồng: Một loại nấm có thể cộng sinh với nhiều loại cây khác nhau và ngược lại.
    16. Một số loại nấm và vi khuẩn phát triển trên đất có thể hình thành quá trình cộng sinh với thực vật. Sự kết hợp đó mang lại lợi ích cho cả thực vật và vi sinh vật, khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây, giúp cho thực vật có thể hấp thụ hiệu quả nước và các chất dinh dưỡng vi lượng từ đất. Đặc tính này của nấm có thể được dùng nhằm hạn chế sử dụng phân bón hóa học đối với cây trồng.
    17. Các loại nấm khác, có loại tốt cho cây, có loại lại hại cây trồng.
    18. Phân huỷ chất hữu cơ, lấy dinh dưỡng từ rễ, trả lại cây nước và khoáng chất; liên kết một số loại cây trồng với nhau. Mặt khác, một số loại nấm rễ có thể ức chế mầm bệnh và kích thích sự sinh trưởng của cây trồng.
    19. Thúc đẩy phát triển hệ rễ, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
    20. Nấm rễ thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật như nitrat và photphat từ đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp. Ở một số nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác.
    21. Nhóm nấm rễ làm tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng; nước của hệ rễ; kích thích sinh trưởng của cây bằng cách tiết ra các hooc mone thực vật; làm thay đổi cấu trúc đất theo hướng có lợi cho cây trồng.
    22. Nhóm nấm ký sinh côn trùng (ví dụ: Beauveria bassiana; Metarhizium…) tiêu diệt côn trùng hại cây trồng. 
    23. Nhóm nấm đối kháng (vd: Trichoderma, Pseusomonas, Bacillus, Paecilomyces…) tiết chất kháng sinh kìm hãm, ức chế, tiêu diệt nấm hại cây trồng.
    24. Ức chế vi sinh vật gây hại giảm sâu giảm bệnh cho cây trồng.
    25. Sợi nấm của nấm rễ trong có thể định vị các chất dinh dưỡng trong đất nhanh hơn so với rễ và tạo thành các sợi nấm “hút” phân nhánh nhỏ trong chất mùn. Nó hấp thụ được dinh dưỡng ở dạng giống như rễ, nhưng hơn thế, sợi nấm có khả năng hấp thụ tốt hơn hơn khi phospho ở dạng ít tan. Nấm cộng sinh có lợi có khả năng sinh khối sẽ phát triển trên giá thể khô có lợi cho cây trồng: Glomus intraradices, G. mosseae, G. aggregatum, G. Etunicatum
    26. Giảm: khả năng ức chế do hạn hán, sốc khi chiết cành, thất thoát dinh dưỡng.
    27. Tăng: năng suất, khả năng đậu hoa và quả, khả năng tồn tại của cây.
    28. Thúc đẩy: phát triển hệ rễ, hấp thụ dinh dưỡng, và khả năng tự nuôi sống của cây trồng và cải thiện cấu trúc đất qua việc tạo ra các chất hữu cơ và chất keo.
    29. Nấm rễ là cánh tay nối dài của cây trong đất.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    I. Bạn có từng sử dụng các hỗn hợp, dung dịch pha chế bón cho đất nhằm mục đích làm gia tăng chức năng sinh học cho đất hay không? Vui lòng chia sẻ kinh nghiệm của bạn về vấn đề này? (I. What experience do you have of using biological preparations to improve the functioning of soil biology?) 
    Các ý kiến thảo luận:
    1. Em có sử dụng dung dịch pha loãng imo có thành phần: men rượu, sữa chua, sữa, men tiêu hoá, đường ạ.
    2. Em đã có pha chế ra men vi sinh bản địa IMO4 (men vi sinh, men rượu, cám gạo, mật rỉ đường, chuối, đu đủ chín) để tưới cho đất trong quá trình trồng cây và ủ phân chuồng. Em đã thấy hiệu quả việc ủ phân chuồng nhanh hoài mục hơn, em cũng đã mua sử dụng tricoderma để ủ phân chuồng và bã đậu nành, tùy nhiên giá thành hiện nay quá cao.
    3. Ở gia đình mình có sử dụng: 1 loại hỗn hợp tự pha chế như sau: Các loại cá (vùng nước mặn) cho cá này vào 1 cái vật liệu chứa (Mái, thùng,…) thời gian 2-3 tháng cho cá phân hủy hết (Giống như ủ nước mắm). sau đó pha loãng với nước để tưới cho cây (Chủ yếu là tưới cho cây dưa hấu). Sau khi sử dụng thì thấy dưa hấu phát triển rất tốt. 
    4. Sử dụng Tricoderma nhằm hỗ trợ cho đất và giúp kiểm soát dịch hại. Dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Người dân thường bỏ liều lượng nhiều hơn khuyến cáo vì nó vẫn tốt ạ!
    5. Ở Tây Nguyên đang dùng EM này cho cà phê và hồ tiêu. Bây giờ có thể ủ với cá. 
    6. EM gốc pha chế thành EM thứ cấp, có thể xử lý mùi hôi tốt. Hoặc dùng để xử lý rơm rạ. Phân hủy nhanh, giúp hỗ trợ tạo độ phì nhiêu cho đất.
    7. Hiện nay tôi có sử sung chủng Vi sinh cô định đạm tự do Azotobacter chroococcum và chủng visinh phân giải lân Bacillus subtilis xử lý phụ phẩm và xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
    8. Quan điểm về sử dụng EM: trên thị trường có dạng bào tử. Khi sử dụng, có thể hoạt hóa để dùng được ngay, giúp mau hoai mục. Nếu tưới ở môi trường bên ngoài, cần tùy theo điều kiện để hoạt hóa hay không. 
    9. Nếu sử dụng EM quá nhiều hoặc tưới vào đất quá nhiều có ảnh hưởng gì đối với hệ sinh vật đất không
    10. Tại Cà Mau, các vuông nuôi tôm kết hợp với trồng rừng, hộ dân có sử dụng vi sinh EMP-MT do công ty Bio Minh Phú sản xuất, có tác dụng phân hủy cành, lá cây rơi xuống…rất tốt, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, cá.
    11. Kích hoạt nấm Trichoderma phun lên vườn vào đầu và cuối mùa mưa. Sử dụng máy cắt cỏ thay vì thuốc trừ cỏ. Phun nấm Trichoderma lên cỏ để phân hủy nhanh. Phun vi sinh vật phân giải P vào đất. Phong trào trồng cà phê chất lượng cao sử dụng sinh vật có lợi (gọng kìm) để tấn công sâu hại. Nuôi con bọ ngựa cũng có tác dụng tương tự. 
    12. Sử dụng nguồn phân trùn quế ( nuôi từ chất thải bò). Áp dụng phân trùn quế cung cấp dinh dưỡng cho cây và vi sinh vật vào đất.   
    13. Sử dụng Trichoderma, EM, rỉ mật. Sau đó, chuyển sang sử dụng các loại vi sinh vật bản địa (có hàng ngàn hàng tỉ). Sử dụng đa dạng cây trồng đặc biệt là cây cố đinh đạm (muồng đen-người Pháp nghiên cứu từ 100 năm trước). Theo thời gian, giảm chi phí tối đa cho người nông dân, tăng lợi nhuận ròng.
    14. Chúng ta nên nghĩ về chất lượng dẫn đến giá cả. Khi chuyển sang NNHC cần lên kế hoạch để đầu tư. Khi trao đổi với nông dân thì phải giải thích về việc chấp nhận sản lượng giảm đi. Ưu tiên đưa sinh vật đất ngay trong giai đoạn đầu. Cắt cỏ nhưng không bỏ gốc. Không nên bón quá nhiều phân vi sinh. Không nên bón phân NPK thì nấm bệnh sẽ phát triển.
    Một số câu thảo luận trên padlet:
    1. Mình đang phân lập chủng nẫm trichoderma sp. và vi khuẩn Bacillus sp. tại để sản xuất phân hữu cơ và bón cho đất.
    2. Mình đã từng sử dụng chế phẩm Sumitri giúp phân hủy rơm rạ trước khi làm đất để sạ lúa. Sử dụng nấm Trichoderma ủ vỏ cà phê, rơm rạ để làm phân vi sinh bón cho cà phê.
    3. Có sử dụng phân hóa học để tăng năng xuất cho cây lúa, và sử dụng phân dơi kết hợp với phân hóa học cho trồng dưa hấu.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    III. Loại thuốc trừ sâu sinh học (vi sinh) nào mà bạn cho rằng hiệu quả nhất? (What microbial pesticides have you found to be the most useful?) 
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Dầu neem rất hiệu quả diệt sâu hại và nấm bệnh, dùng lá ngâm với cồn 90 độ; hạt xay nhỏ ngâm cồn 90 độ và 5% dầu mè muốn phun lên phải dùng chất bám dính (xà phòng sinh học) -> dùng đối với cây hành và tỏi Lý Sơn.
    2.Hoạt chất Oligo (Nanokito) 620ml pha với 200 lít nước và trộn với dầu neem đạt hiệu quả 90% được chứng nhận dùng trong hữu cơ.
    3.Đối với tiêu khi ra bông hay bị bọ trĩ nên dùng giấm Capucha trộn với mật rỉ đường cho vào 200 lít nước và ủ cho đến khi chua, khi phun dùng tinh dầu nem hay nha đam xay ra, xà phòng sinh học để làm bám dính.
    4.Thường thăm vườn từ 6h30 đến 8h tối để thấy vườn bị bệnh gì khi đó mới áp dụng phương pháp điều trị hợp lý. Dùng cồn 90 độ pha với nấm men -> ứng dụng với thảo mộc, tinh dầu, Oligo cho vườn cây ăn trái, hồ tiêu …. nói chung.
    5.Đối với thanh long: làm hữu cơ thì phải có trải nghiệm; trong 3 tháng ra hoa đến kết quả của thanh long thì phải hiểu giai đoạn phát triển và có côn trùng gây bệnh đặc trưng, nở hoa lại có bệnh khác,… cho nên biết được hoạt chất gì được tiết ra mà thu hút từng loại côn trùng gây hại vậy để phòng bệnh là chính. Nên tùy từng loại dùng và lượng cũng khác nhau như nem, tỏi, ớt, ….
    6.Em trồng hồ tiêu, vườn nhà em bị rệp sáp gốc rất nhiều. Em đã dùng nấm 3 màu: nấm xanh, trắng, tím để đổ vào gốc và theo dõi trong vòng 16 ngày và thấy hiệu quả rất tốt ạ.
    7.Loại thuốc trừ sâu sinh học (vi sinh) nào mà tôi cho rằng hiệu quả nhất đối với cây chè là thuốc trừ sâu thảo mộc sinh học Anisaf – SH-01.
    8.Từ trái nem, thầu đâu. Quan trọng nhất là quan sát vườn hàng ngày, nhìn thấy ổ sâu, trứng sâu thì cho quả cay, hoặc tỏi hoặc muối trắng vào. ví dụ đọt dừa bị sâu ngọn thì len lên và nhét muối vào.
    9.Nấm xanh Metarhium trị rầy nâu trên lúa.
    10.Theo em, không có loại thuốc trừ sâu hiệu quả nhất vì nó vẫn gây ra mất cân bằng sinh thái. Chỉ có loại thuốc phù hợp để kiểm soát 1 phần dịch hại khi nó bùng phát mật số quá lớn. Muốn kiểm soát hiệu quả dich hại phải kết hợp phòng trừ, các biện pháp canh tác và loại thuốc sinh học phù hợp.
    11.Thuốc bacilus
    12.Loại vi sinh ngâm từ các loại cây lá đủ nhóm cay nóng, đắng và men rượu .Rất hiệu quả
    13.Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma
    14.Vườn nhà tôi thường sử dụng dầu khoáng, sản phẩm này được chiết xuất từ dầu mỏ cho tác động khá tốt

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    II. Bạn có từng sử dụng thuốc thảo mộc không? Vui lòng chia sẻ tính hiệu quả và những hạn chế nếu có? (II. What experience do you have of making and using botanical pesticides – how effective were they and what side effects were noticed?)
    Các ý kiến thảo luận:
    Chế phẩm – Hiệu quả
    1.Làm chế phẩm từ cây neem – Có hiệu quả
    2.Dịch trích lá sầu đâu, lá trầu bà, lá cá chua và dịch trích từ củ tỏi để quản lý bọ trĩ hại dưa leo ở 2 nồng độ 7.5 % và 10 %. 
    3.Dung dịch tỏi – ớt
    4.Dùng dây Thuốc cá, dây Mã tiền, Sầu đâu, Thầu dầu. (rất hiệu quả)
    5.Ổ sâu đục thân, sâu đục trái – Ớt xiêm nhét vào lỗ sâu ăn. (rất hiệu quả)
    6.Quan trọng là sử dụng chế phẩm có tính chọn lọc, sử dụng thuốc phù hợp để khống chế sâu bệnh hại. Để dần dần tính đa dạng cân bằng lại thì vườn sẽ ổn định
    7.Trồng tiêu và cà phê không sử dụng chế phẩm sinh học vì hệ sinh thái đã cân bằng, sâu bệnh và thiên địch tiêu diệt lẫn nhau không ảnh hưởng gây hại đến loại cây trồng. (Chú Lâm)
    Hạn chế
    1.1 Tự làm hiệu quả tốt hơn có bán trên thị trường.Thời gian bảo quản ngắn
    2.2 Kết quả cho thấy tỏi và lá cà chua quản lý khá tốt bọ trĩ (tuy nhiên ở nồng độ 10%, tỏi làm ảnh hưởng 1 ít đến sinh trưởng của cây dưa leo)
    3.3 Nếu dùng quá nhiều (hoặc hàm lượng ớt nhiều – quá cay), có thể làm lá non bị héo. Các dung dịch thảo mộc ngoài tác động lên sâu hại, cũng có thể ảnh hưởng đến các loài thiên địch.

    8.Từ 2008 trồng rau hữu cơ theo mùa, hay sử dụng thuốc thảo mộc tự chế gừng, tỏi, ớt theo công thức của một trường bên Đan Mạch, ngoài ra còn dùng hạt xoan, bồ hòn (tuy nhiên theo chị Bình thì đối với bà con nông dân thì khá ngại việc tự làm, chỉ muốn mua bên thị trường như Alisalt…)
    9.Dung dịch rượu gừng tỏi ớt thì thời gian ban đầu thì có hiệu quả nhưng lại phải phun lặp lại vì sau mỗi lần phun lại xuất hiện sâu bệnh do đó phải dùng tiếp (theo chị Liên thì bà con không mua được loại bên thuốc bên ngoài mà dùng thấy hiệu quả)
    10.Đang nghiên cứu loại cỏ hoa môi đang có hiệu quả
    11.Hoạt chất CFO sản xuất từ nghệ để trị bên thán thư, rỉ sắt trên cây cà phê thì có hiệu quả
    12.Thuốc trừ sâu thảo mộc chiết xuất hạt củ đậu, cây lá cơi, lá xoan và ớt, theo từng công thức ngâm riêng kết hợp với các chất bám dính (nước rửa chén) và thử nghiệm trên dưa chuột thì hỗn hợp hạt củ đậu có hiệu quả tương đối cở 65% sau tầm 15 ngày . Tuy nhiên quy trình khá cồng kềnh và mất thời gian khó để khuyến cáo cho nông dân tự làm.
    13.Tùy đối tượng cây trồng thì hỗn hợp tự làm có tác dụng tương ứng với mỗi loại thảo mộc thảo dược tương ứng.
    14.Bồ hòn + nước vôi trong thì có thể trị rệp cho dưa chuột.
    15.Nên dùng bồ hòn, bồ kết làm chất kết dính thay cho nước nước chén công nghiệp trong việc tạo hỗn hợp chất bám dính cho thuốc sinh học thảo mộc tự làm.
    16.Có thể dùng nước tro hoặc nước enzyme bồ hòn để có thể dùng cho sinh hoạt cũng như tận dụng trong việc sử dụng làm chất bám dính trong thuốc trừ sâu thảo mộc thảo dược.
    17.Tạo hỗn hợp worm tea (theo công thức ở Thái Lan) phun vào đất qua hệ thống châm phân thì hỗ trợ hệ vi sinh vật cho đất giúp cho cây trồng khỏe mạnh, kháng bệnh tốt hơn.
    18.Dùng thân lá cà chua, hạt na, dứa.
    19.Hiệu quả thấp. Chủ yếu phải tăng đa dạng sinh học và khi đó thì không cần sử dụng thuốc thảo mộc nữa.
    20.Em từng sử dụng thuốc thảo mộc từ neem. Khá hiệu quả trên hầu hết các loại sâu. Tuy nhiên, nếu là tự làm chế phẩm thì phải bảo quản trong điều kiện lạnh.
    21.Dạ, chưa sử dụng nhưng bài học hôm nay em sẽ ứng dụng vào khu vườn nhà em. Tuy nhiên theo em tìm hiểu thì phương pháp này rất hữu ích, và hiệu quả. Như hạn chế chi phí, có tính hiệu quả diệt sâu hại…. tuy nhiên thời gian bảo quản ngắn, phun lá sai thời điểm thì cũng gây ra hậu quả cháy lá…
    22. Đã từng sử dụng thuốc thảo mộc. Hiệu quả của thuốc không cao, sử dụng thời gian dài sâu cũng kháng thuốc.
    23. Tôi chỉ trồng gia đình nên khi cây bệnh thì nhổ bỏ, sâu và rày thì bắt.
    24. Có thỉnh thoảng, thường hiệu quả cao nếu dùng kép 2 lần liên tiếp.
    25. Có từng sử dụng, thước thảo mộc như dùng gừng và muối, tỏi, ớt, các cây duốc cá của đồng bào dân tộc hay dùng để đánh cá để trừ sâu trên rau hữu cơ. Hạn chế là tác dụng chậm, mất công chế tạo và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
    26. Dùng dịch trích cây ngũ sắc và cây sầu đâu, Neem, tỏi và tinh dầu tràm phun trên rau cải xanh. Nhưng tác dụng chậm.
    27. Dùng nấm Metahhizium, Paecilomyces phun trên rệp sáp khóm, sâu đục trái nhãn, chôm chôm.Tác dụng an toàn khi phun lên trái khóm, sầu riêng, nhãn, chôm chôm giai đoạn mang trái. Phun vào đất để diệt nhộng thì cần kết hợp với thuốc sinh học.
    28.Đã sử dụng thuốc thảo mộc chiết xuất từ hoa cúc. Hiệu quả trong việc phòng trừ sâu ăn lá. hạn chế: ít có tác dụng với các loại rầy, bọ..
    29.Em từng sử dụng tỏi, ớt ngâm rượu và phun lên Hồ tiêu diệt chích hút (bọ xít muỗi). Em thấy hiệu quả nhưng hạn chế là mình phải phun lại vài lần và theo dõi vườn và nếu mình lọc không kĩ thì dễ bị tắc vòi phun.
    30.Tôi có sử dụng bột tỏi để trừ sâu cho rau, tốn chi phí và công chế tạo, tuy nhiên hiệu quả cũng tốt và ăn toàn, mùi tỏi còn có tác dụng kéo dài trong thời gian 01 tuần xua đuổi côn trùng.
    31.Tôi có từng sử dụng thuốc thảo mộc như thuốc trừ sâu thảo mộc sinh học Anisaf – SH-01 có thành phần là Polyphenol được chiết xuất từ thực vật không gây độc hại cho cây trồng, vật nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là sản phẩm đã được đăng ký sử dụng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Trong đó có các loại sâu trên cây chè và một số loại rau (bắp cải, dưa chuột…). Đối với cây chè, thuốc có tác dụng phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ ở liều lượng sử dụng là 50 ml/8 lít nước (lượng nước thuốc phun là 500-600 lít/ha). Các kết quả thí nghiệm thu được cho thấy thuốc sử dụng để diệt trừ các đối tượng sâu hại chè trên đều có tác dụng sau 3 ngày phun thuốc, nhưng hiệu quả diệt trừ đạt được tốt nhất là sau 7 ngày phun thuốc và đến ngày thứ 14 sau phun thuốc thì hiệu quả diệt trừ sâu hại chè của các thuốc đều bị giảm.
    32.Từ trái nem, thầu đâu. Quan trọng nhất là quan sát vườn hàng ngày, nhìn thấy ổ sâu, trứng sâu thì cho quả cay, hoặc tỏi hoặc muối trắng vào. ví dụ đọt dừa bị sâu ngọn thì len lên và nhét muối vào.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    I. Khi nào việc kiểm soát sâu bệnh là cần thiết? (I. How do you decide when pest and disease control is necessary?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Bao gồm tất cả các biện pháp: phòng bệnh, trừ bệnh…Tùy thuộc loại sâu bệnh: nấm trên rau …Nhện, úng rễ,nấm (Hoa hồng): cần xử lý nhanh bằng cách phun chế phẩm sinh học như mem rượu và vi sinh vật có lợi, tinh dầu. Đối với sâu thì quan sát lượng sâu: phun chế phẩm sinh học.Bọ trĩ khi làm mầm hoa và lá quăn. (Mạnh Cường)
    2.Thời điểm kiểm soát khi có sâu bệnh.Biện pháp cụ thể để trị sâu bệnh.Tạo cây khỏe để không phải phun (Cô Nhung)
    3.Khi nào phòng không được thì chúng ta có biện pháp để trị sâu bệnh. (Thầy Kiền)
    4.Khi vượt qua khả năng chịu đựng của cây, có nguy cơ giảm năng suất chất lượng của cây trồng. (Thầy Hiếu)
    5.Kiểm soát trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây.(Duy Nhứt)
    6.Trồng sen lấy củ: bọ trĩ khi sen 2 tháng tuổi cần xử lý ( nhẹ 1 tuần/ 1 lần, nếu nhiều 2 lần/ tuần) ( chú ý gia đoạn cho củ và lấy hạt). (Thanh vân -Vũng Tàu)
    7.Định kỳ phòng cho những giai đoạn quan trọng của cây trồng bằng chế phẩm sinh học, thảo dược ( Thanh long : Giai đoạn ra nụ). (Khắc Hiếu)
    8.Theo dõi dự báo dịch bệnh và thời tiết của địa phương để phòng  bệnh,( cây lúa: Tăng cường sức đề kháng của cây lúa). (Minh tâm)

    9.Kiểm soát trong tất cả giải đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng vì nông dân không nắm chắc ngưỡng khả năng chịu đựng của cây với mỗi loại sâu bệnh; bắt đầu khi trồng trọt.
    10.Khi mới có chịu chứng sâu bệnh tấn công, khi xuất hiện hiện tượng sâu bệnh trên cây trồng với tỷ lệ không kiểm soát được; khi sâu bệnh đạt đến ngưỡng phải phòng trừ.
    11.Khi biện pháp phòng không có tác dụng, khi sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất, khi chi phí kiểm soát thấp hơn thiệt hại kinh tế.
    12.Khi nó có ảnh hưởng tới cây trồng nhiều và thiên địch chưa có ở đó. Khi nó gây ảnh hưởng nhiều lên bộ phận mà người sản xuất muốn thu hoạch.
    13.Khi quan sát thấy các loại bướm xuất hiện trong vườn. Việc kiểm soát bệnh là phòng bệnh trước khi xảy ra bệnh.
    14.Kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể. Thường xuyên kiểm tra vườn, cây trồng. Tần suất nhiều ít tùy thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mùa vụ gieo trồng và khu vực trồng cây. Nếu phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát dịch bệnh. Việc thường xuyên kiểm tra vườn giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh hại, sâu hại trên cây trồng. Từ đó tiến hành diệt trừ từ sớm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh để tránh bùng phát bệnh.
    Link Câu trả lời: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1YP0rrkmrgeggjKYIGSr5KCEV8H6xVZFuMGvihsCd5NU/edit?usp=sharing

    Đại Phan
    Moderator

    Tổng hợp câu hỏi:

    Bài 7: Quản lý Phiên dịch hại thực tế

    Ngày: 29/11/2021

    Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng

    1. Xà phòng dùng cho phòng trừ các loại sâu hại vẫn được phép sử dụng? Có quy định liều lượng hay loại xà phòng nào không, và có liều cụ thể? Ví dụ mình dùng nước rửa chén để pha, tăng hiệu quả bám dính có được không ạ?
    2. Bẫy ruồi vàng: trong hướng dẫn chỉ ghi các loại làm thức ăn cho ruồi. Có loại nào gây độc để chết ruồi không, hay chỉ bố trí bẫy cho ruồi vào và không ra được; và nếu được, cho ví dụ các loại bẫy tự chế mà để ruồi vào được và không ra được; nếu bằng giấy như trên hình thì để ngoài vườn không khả thi, sẽ bị ướt và hỏng giấy/bìa đó?
    3. Cho em hỏi phải sữa tươi không đường phải không ạ? (Phần công thức có dùng sữa?)
    4. Cho em hỏi dùng xà phòng để bám dính sẽ gây bịt lỗ khổng có phải không ạ?
    5. Cho em hỏi xà phòng thầy nói là xà phòng hữu cơ hay xà phòng từ các hóa chất tổng hợp thành ?
    6. Xà phòng có được xem ảnh hưởng về mặt hóa chất không ạ?
    7. BTC cho em hỏi, các phương pháp sinh học thầy chia sẻ, sau khi phun cần cách ly không ạ? Và thời gian mình nên phun lặp lại bao lâu thì hiệu quả nhất?
    8. Cho em hỏi: xoan có độc cho người vậy có dùng cho BVTV trong  canh tác hữu cơ không ?
    9. Em xin phép có 1 câu hỏi là: Việc sử dụng các nguyên vật liệu thảo mộc, xà phòng, paraffin, sữa, dầu ăn…được sử dụng để điều chế các chế phẩm phòng trừ dịch hại trong canh tác hữu cơ có cần có lưu ý gì chứng nhận nguồn gốc đầu vào của các vật liệu này…ví dụ có thể mua Ớt ngoài chợ, hay phải tự trồng Ớt theo quy trình hữu cơ ?
    10. Có một số loại pheromone ở VN người ta đã trộn lẫn với thuốc phòng trừ rồi; và không có loại chưa trộn, ví dụ như Flykill 95EC đã pha sẵn naled 5% rồi; vậy mình có được dùng không? Như ở VN thì rất khó mua loại pheromone mà chưa phối trộn.
    11. Cho em xin hỏi nồng độ các loại thuốc trừ cỏ khuyến cáo; như muối, giấm, tinh dầu….?
    12. Xin hỏi thầy giá thành của sản phẩm là Slasher là bao nhiêu?
    13. Thầy cho em hỏi những máy diệt cỏ bằng gas ảnh hưởng như thế nào đến hệ vi sinh vật đất ạ?
    14. Thuốc trừ sâu sinh học kích kháng (induced resistance) có được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ không?
    15. Cho em hỏi mình có danh mục các loại hóa chất và thuốc BVTV được phép sử dụng trong Nông nghiệp Hữu cơ không ạ?
    16. Đối với điều kiện tỉnh Sóc Trăng việc canh tác cây lúa theo quy trình hữu cơ thì sao để quản lý cỏ ở ruộng được ạ. Việc sử dụng giấm, nước muối có sử dụng được cho cây lúa sản xuất hữu cơ không ạ?
    17. Việc dùng nhiệt để kiểm soát cỏ hoặc nguồn sâu bệnh hại trong đất có làm hại VSV trong đất không?
    18. Đối với bệnh sùng hà trên củ khoai lang xin hỏi biện pháp phòng ngừa và điều trị bằng sinh học ?
    19. Dùng hạt bình bát trừ sâu có hiệu quả không? Có ảnh hưởng đến thiên địch không ạ?
    20. Cho em hỏi OLYGO Chitosan sao bên Mỹ họ lại cấm sử dụng ạ?

    Câu hỏi tổng hợp từ google form

    1. Cách kiểm soát cây rễ tơ hồng trong vườn cây lâu năm?
    2. Để phòng trừ sâu bệnh hại trên nấm rơm hữu cơ có biện pháp sinh học hay kiểm soát tối ưu nào không?
    3. Thuốc phòng trị ruồi đục trái nào hiệu quả và an toàn?
    4. Cách làm chế các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả?
    5. Thầy có thể chia sẻ sâu hơn về các biện pháp canh tác để hạn chế dịch hại không ạ? (không bao gồm quản lý cỏ dại ạ)
    6. Mong giảng viên chia sẻ thuốc thảo mộc hiệu quả để trừ ruồi vàng?
    7. Loại nào phù hợp được sử dụng phòng trừ sâu đục thân trên cây quế?
    8. Tôi ở Quảng Nam, đất trồng là đất thịt, đất sét thì loại cây trồng nào phù hợp cho mùa hè. Khổ qua trồng hay bị loài rày màu vàng ăn lá bị khô? chưa biết xử lý như thế nào?
    9. Xin được hỏi các phương pháp thầy chia sẻ thì có cách cách ly không? Mong thầy chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm trị sương mai từ sữa, là sữa tươi không đường phải không ạ? 
    10. Việc dùng các thuốc trừ sâu thảo mộc và sinh học vi sinh có tác dụng chậm, hiệu quả không cao khi sâu phát triển đã nhiều và rất mất công, tác dụng với các loại bệnh do nấm không rõ ràng. Vậy có cách nào khắc phục được các vấn đề trên ạ?
    11. Vườn Hồ tiêu nhà em bị nấm hồng trên ngọn ạ. Thầy có thể chia sẻ cách phòng và trị theo quy trình hữu cơ không ạ?
    12. Thầy có thể cho biết thuốc trừ sâu sinh học (vi sinh)/thuốc thảo mộc nào của Úc đã nhập khẩu và cho phép sử dụng tại Việt Nam và tác dụng của nó?

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    II. Bạn nghĩ bạn có thể làm gì với tư cách là một công dân có trách nhiệm (công ty) để cải thiện tình hình an ninh môi trường và con người mà chúng ta tự nhận thấy? (II. What do you think you can do as a responsible citizen (company…) to improve the environmental and human security situation in which we find ourselves?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Để cải thiện tình hình an ninh môi trường, cơ quan (hiệp hội) an ninh môi trường của tỉnh/huyện/xã phải thường xuyên giáo dục người dân không được vứt các chai/lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật xuống kênh, mương, rạch sau khi sử dụng. Hiện nay, thực trạng này đang diễn ra thường xuyên ở vùng quê.
    2.Tư duy, nhận thức của nông dân rất quan trọng. Đã có mô hình, đã có hội thảo, nhưng vẫn không thay đổi được. Cũng có những mô hình được lan rộng, hiệu quả.
    3.Thay đổi nhận thức của người làm nông nghiệp. Làm nông nghiệp hữu cơ ngay từ mỗi hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, HTX….Cơ quan khuyến nông của tỉnh/huyện phải thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và hướng cho nông dân làm nông nghiệp hữu cơ. Làm nông nghiệp hữu cơ sẽ bắt đầu như thế nào? Phương pháp sản xuất phân bón/thức ăn hữu cơ cho cây trồng và vật nuôi ra sao?
    4.Sức khỏe của người trực tiếp canh tác và cộng đồng bị ảnh hưởng.
    5.Sản xuất NNHC có trách nhiệm bảo vệ đất, hệ sinh thái và con người.
    6.Sử dụng bao bì bằng các chất tự nhiên, sử dụng các chất bảo quản theo quy định cho phép.
    7.Truyền thông các mô hình sản xuất hữu cơ thành công trên mạng xã hội.
    8.Khuyến khích tiêu dùng nông sản an toàn và hữu cơ. Tuyên truyền hạn chế sử dụng hoá chất. Mỗi một công dân/cty cần có trách nhiệm với môi trường, từ những hành động thật nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta trong giáo dục, lựa chọn các sản phẩm ít thải rác – chất độc hại cho môi trường, phân loại rác thải, rác tái chế bỏ riêng, rác hữu cơ có thể ủ sửa dụng trồng cây.
    9.Tăng cường kiến thức bản thân để chuyển đổi việc trồng cây qua canh tác hữu cơ cũng như tuyên truyền cho bà con nông dân tại khu vực mình ở. Cũng như hạn chế sử dụng các loại bao bì sử dụng 1 lần.
    10.Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các hóa chất gây rối loạn nội tiết; có chất có nguồn gốc tự nhiên (thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, phân ủ…) các dụng cụ thân thiện môi trường để thay thế các hóa chất tổng hợp, các dụng cụ từ nhựa, nilon.
    11. Bản thân trở thành một người đi tiên phong, thực hiện các mô hình xanh như vườn rừng, canh tác đa canh, thực hiện bảo vệ thực vật bằng phương pháp vi sinh. Tuy nhiên các phương pháp này cần rất nhiều thời gian để mọi người nhận thấy hiệu quả để đi theo.
    12. Để cải thiện vấn đề trên trước tiên chúng ta phải cho người nông dân biết những tác hại xấu của các chất cấm, đưa ra các điểm lợi khi sản xuất hữu cơ ( tăng giá trị sản phẩm, bảo vệ sức khoẻ của chính người sản xuất, giữ gìn nguồn nước sạch), sử dụng các thiên địch, sử dụng chế phẩm sinh học thay thế các loại thuốc hoá học.
    13. Trong sản xuất không sử dụng thuốc trừ cỏ. Dùng các biện pháp như: phác cỏ (tái sử dụng cỏ như nguồn phân bón), sử dụng cỏ cho mục đích khác (tinh dầu, cho gia súc,…)
    14. Tìm mua các sản phẩm sạch, an toàn để dùng như vậy sẽ kích thích sản xuất hữu cơ
    15. Vấn đề hiện giờ là người nông dân không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các phương pháp sản xuất sạch chi phí thấp, nhiệm vụ của chúng ta là lan tỏa nhận thức và hướng dẫn người dân cách làm đúng. Hiện nay, khi người dân cần thì cũng không biết đi đâu, xung quanh chỉ toàn các cửa hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
    16. Trồng và giữ gìn cây xanh, sử dụng chất liệu thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch, giảm sử dụng túi nhựa. Áp dụng nguyên tắc: giảm sử dụng – tái sử dụng – sử dụng sản phẩm tái chế.
    17.Mong muốn kinh doanh nông sản hữu cơ và phát triển diện tích cây ăn quả theo hướng này.Đang tham gia HTX, hi vọng là hạt nhân lan toả tinh thần hữu cơ của HTX. (Chị Phạm Thị Đủ- vựa rau quả miền tây)
    18.Sẽ tìm hiểu thêm thông tin tới các tác động liên quan tới nội tiết nói riêng và sức khoẻ nói chung và chia sẻ tới các nhóm tổ hợp tác ,HTX, những nơi liên quan tới sản xuất an toàn, sản xuất hữu cơ. (Thầy Hải)
    19.Bên ĐH Tiền Giang giúp nông dân ở vùng đó đạt chứng nhận VietGAP và sắp tới định hướng sản xuất hữu cơ. Nông dân muốn làm nhưng còn lo lắng sản phẩm đầu ra và nguồn lực hỗ trợ.
    20.Tư cách là cty, 1 công dân, hiện nay Nấm Đậu đang đi theo con đường trồng đậu sinh thái tại Quảng Nam, để giảm thiểu tác động thuốc cỏ lên dọc 2 bên bờ sông, đồng thời cải tạo đất. (có ghi chép và theo dõi dữ liệu đầy đủ, và mở rộng thành viên làm cùng). Mong muốn lan toả, cách làm này, giảm thiểu thuốc trừ cỏ dọc bờ sông Thu Bồn. Và Nâng cao nhận thức cho bà con xung quanh. Cần thực hành mô hình sản xuất hữu cơ và nhân rộng
    + Hạn chế sử dụng vật liệu nhựa
    + Thay thế bằng các vật liệu tự nhiên
    + Nếu không thể thay thế thì hạn chế sử dụng đến mức tối thiểu nhất
    + Các công ty nên có nghiên cứu, hoặc sản phẩm phục vụ bên mảng hữu cơ, để giúp mình không tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết tố -> từ đó có thể giúp người dân/ khách hàng nhìn nhận tốt hơn về việc sản xuất hữu cơ trong dài hạn -> giúp bảo vệ các thế hệ về sau.

    Đại Phan
    Moderator

    Câu hỏi thảo luận:

    I. Tình hình ở Việt Nam liên quan đến hóa chất gây rối loạn nội tiết như thế nào? bạn có biết về vấn đề này trước phiên thảo luận hôm nay không? (I.Discuss what is the situation in Vietnam regarding endocrine-disrupting chemicals, were you aware of them before this session?)
    Các ý kiến thảo luận:
    1.Thực tế thì chỉ thấy rõ thực trạng sử dụng hóa EDC, tuy nhiên chưa rõ kết quả NCKH công bố về tác hại
    2.Chỉ ở mức suy đoán, chứ chưa có cơ quan chính thức nào xác nhận trên cơ sở khoa học. Có thể nghiên cứu tại VN thì chưa có, nhưng thực trạng quan sát thì rất nhiều (chỉ dừng lại ở mức suy đoán). Ví dụ: ngộ độc thực phẩm, ung thư tăng, đột quỵ giới trẻ, dậy thì sớm,…
    3.Chưa rõ ràng về việc dán nhãn mác của các công ty thuốc BVTV (do lợi nhuận chi phối).
    4.Tìm hiểu qua báo chí là chủ yếu. Chưa thấy nhiều báo cáo khoa học ở Việt Nam
    5.Việt Nam sử dụng thuốc cỏ cháy, thuốc lưu dẫn. Nếu hàm lượng cao thì cỏ sẽ chết ngay tức khắc. Tuy nhiên cỏ bị biến dạng nhưng không chết.Biến đổi đổi nội tiết của cây. Những người nông dân bị ảnh hưởng (nam nhức đầu, nữ mệt mỏi). Chi phí cao hơn.
    6.Ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh sản: hiếm muộn do SXNN sử dụng thuốc hóa học rất nhiều, nên sử dụng sản phẩm hữu cơ và không sử dụng bao bì ni lông,…
    7.Hóa chất ở VN rất nghiêm trọng trong bánh, kẹo dành cho trẻ em -> phụ huynh vẫn cho trẻ em sử dụng nên gây ra dậy thì sớm.
    8. Chất rối loạn nội tiết EDCs rất nghiêm trọng (hiện hữu xung quanh ta), ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ở VN truyền thông về vấn đề này ít. Chất này gây ra tăng động, giảm chú ý ở trẻ em. Trẻ em dậy thì sớm hơn trước đây.
    9. Chất EDCs có xung quanh ta, chẳng hạn thuốc diệt cỏ và thuốc BVTV trong canh tác NN -> gây ra bệnh tim mạch hay ung thư (bệnh ung thư gần đây xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi). Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các sản phẩm sinh học hữu cơ…
    10. Thuốc diệt cỏ đã bị cấm ở VN (24D) nhưng ở Tây Ninh, người dân vẫn sử dụng nhiều -> là 1 loại chất thuộc dioxin. NN cần phải siết chặt việc nhập khẩu loại thuốc này.
    11. Ngành chăn nuôi sử dụng nhiều hóa chất trong khử trùng chuồng trại (kim loại nặng trong chất khử trùng chuồng trại) -> gây đột biến tế bào sinh sản rối loạn sinh sản, sinh trưởng cho người dùng. Chính phủ đã có các biện pháp tăng cường cấm nhập lậu và tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức về chăn nuôi hữu cơ.
    12. Mình được biết là ở Việt Nam mọi người sử dụng khá nhiều hóa chất trong trồng trọt
    13.Mình chưa biết cụ thể, nhưng có nghe qua các hóa chất có thể gây vô sinh, ví dụ như các hạt vi nhựa.
    14.Trong những năm gần đây, số trẻ em béo phì gia tăng, nhiều người bị ung thư, thậm chí có những người trẻ bị ưng thư rất sớm. Ngoài ra, các chất kháng sinh trong chăn nuôi, chất tăng trưởng, các hóa chất xử lý ra hoa quả trái vụ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hệ thống nội tiết của cơ thể.
    15. Không biết rõ lắm tác động của hóa chất gây rối loạn nội tiết, chỉ biết tác động của 2,4 D đến sản xuất và đến con người trong lúc sản xuất
    16. Sản phẩm nhựa và hóa chất BVTV đang được sử dụng tràn lan ở Việt Nam gây độc hại cho con người và môi trường. Vấn đề chất độc từ nhựa và chất độc từ thuốc BVTV đã được nhà nước quan tâm quản lý bằng các văn bản quy phạm pháp luật nhưng vẫn không thể khống chế hoàn toàn tình hình.
    17. Hóa chất gây rối loạn nội tiết trong các chai nhựa rất phố biến, nhất là các chai nhựa rẻ tiền hay dùng nhựa tái chế.
    18. Còn đối với thuốc bảo vệ thực vật, mối nguy không dễ thấy, thường người nông dân nam hay xịt thuốc mà ảnh hưởng không ngay lập tức nên người dân chưa nhận thức được nhiều.
    19. Việc gia tăng sử dụng hóa chất đã thúc đẩy hiệu quả kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, tuy nhiên việc này cũng làm tăng đáng kể lượng tồn dư các hóa chất có trong thực phẩm và môitrường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Ảnh hưởng của các hóa chất thuộc nhóm các chất gây rối loạn nội tiết (EDCs: thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hợp chất đa vòng) với bệnhung thư liên quan tới estrogen ở phụ nữ như ung thư vú, gây tổn thương thần kinh và các vấn đề về hành vi. Phổ biến nhất ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), tự kỷ, giảm IQ, béo phì, tiểu đường, ung thư, vô sinh nam…
    20. Chất gây rối loạn nội tiết là những chất có tác động giống như hoocmon , nó can thiệp vào các chức năng sinh lý gây hại cho con người
    21. Tình hình ở Việt Nam hiện nay theo em đang tràn lan các sản phẩm BVTV, trong đó tất nhiên rất nhiều sản phẩm chứa chất gây rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên chưa được thông báo rõ ràng kiến thức đến người dân về các tác hại nghiêm trọng của các chất rối loạn nội tiết
    22. Nhà nước vẫn đang vào cuộc. Càng ngày danh mục cấm thuốc BVTV càng nhiều. Điển hình vào năm nay đã đã liệt Glyphosate và Fipronil vào danh mục cấm sản xuất. Còn đối với thuốc bảo vệ thực vật, mối nguy không dễ thấy, thường người nông dân nam hay xịt thuốc, và ảnh hưởng không ngay lập tức nên người dân chưa nhận thức được nhiều.
    23. Việc sử dụng hoá chất trong đời sống hàng ngày rất nhiều: từ xà bông, chai nhựa đựng nước, nước rửa chén…đăc biệt các vùng trọng điểm về nông nghiệp, nơi có nhiều đại lý lớn thuốc BVTV như ở Lâm Đồng, quy mô lớn. -> chắc chắn có tác động lớn tới sức khoẻ nhưng chưa biết tới nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về vấn đề này. Thực tế nhiều nam giới tầm 50-60 tuổi trở lên có nhiều các bệnh.(Anh Phú)
    24.Các loại hoá chất liên quan rối loạn nội tiết mới biết một số thông tin liên quan tới nhựa EDC- có nghiên cứu trên thế giới. Các chai nhựa và đồ chơi trẻ em có chứa nhiều nhưng số liệu cụ thể liên quan tới các tác động này chưa có.(Thầy Phạm Thanh Hải)
    25.Một số tổ chức quan tâm tới rác thải nhựa, như chai nước uống được lựa chọn kỹ càng để đảm bảo giảm thiểu tác động có hại. Có các mô hình chai nhựa sinh thái, bao ni long làm sạch cắt nhỏ cho vào chai và làm các ghế, đồ dùng tái chế, bồn cây vv… giúp giảm thiểu lượng rác đổ ra môi trường- đại dương.
    26.Thuốc bảo vệ thực vật tới 98% là nhập từ Trung quốc, khi mua thực tế còn không có nguồn gốc xuất xứ. Nhiều dòng thuốc ghi là thuốc trừ sâu sinh học- người dân nghe thì tưởng là thuốc an toàn, cầm tay trực tiếp và phun xong hôm sau có thể hái ăn, nhưng thành phần có những hợp chất gây rồi loạn nội tiết, có thể gây bệnh ung thư vd amapectin hay hợp chất mạch vòng. (Thoàn)
    27.Chất trong chai nhựa để tủ lạnh uống ko đảm bảo, và có thể gây ung thư vú. Địa phương khuyến khích nên sử dụng các chai thuỷ tinh đặc biệt là trong các cuộc họp, thay thế sản phẩm từ nhựa. Có làm chương tình cùng nông dân bảo vệ môi trường- sau sử dụng các chai nhựa, bao bì thuốc BVTV được thu gom định kỳ đưa vào nơi chứa và các cơ quan bên chi cục và trạm BVTV gửi đi Tập Đoàn Lộc Trời thiêu huỷ- trả phí hàng phí. Chi cục chịu trách nhiệm với công ty.(Chị Xuyên – trạm BVTV)
    28.Vùng đất phèn sau khi trồng khóm, phản hồi với công ty có dư lượng Nitrat tồn dư trong trái khóm nhiều làm hemoglobin không lấy được oxy, gây bệnh ở trẻ em và bị ung thư. Người dân bón phân hoá học nhiều vào giai đoạn gần thu hoạch (sử dụng sai cách), và còn tồn dư trong trái khóm nhiều, do đó khi đóng chai sản phẩm từ khóm vẫn còn tồn dư -> giải pháp: tập huấn cho nông dân của HTX bón đúng cách, đảm bảo thời gian cách ly và dư lượng Nitrat đã ở trong tiêu chuẩn cho phép.( Chị Hằng – ĐH Tiền Giang)
    29.Mình có thể khuyến khích chuyển sang dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hormone sinh trưởng dùng trong chăn nuôi cũng gây rất nhiều tác động đến sức khỏe. Mình có thể phòng/ giảm tác động bằng cách sử dụng các sản phẩm sạch, thay đổi thói quen trong việc sử dụng túi nhựa -> dùng túi có thể tái sử dụng, v.v.

Viewing 15 posts - 121 through 135 (of 138 total)
Translate »