AAV Small Grant Fund Round 3: Scale up small scale organic farming and trade for female Khmer farmers to improve the livelihood, nutrition, health and recover impacts of the Covid-19 pandemic in Tri Ton District, An Giang, Vietnam

Dự án nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và thương mại dành cho nhà nông Khmer nữ, nhằm tăng cường kinh tế phục hồi đại dịch covid-19, được thực hiện bởi 03 cựu sinh viên Úc (AAV alumni), được tài trợ bởi Quĩ small grants của Chính phủ Úc.

Tên Dự án: Nhân rộng mô hình sản xuất và thương mại nông nghiệp hữu cơ cho hộ nông dân phụ nữ người Khmer để cải thiện sinh kế, dinh dưỡng và sức khỏe và phục hồi ảnh hưởng của Covid-19 tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Chủ nhiệm dự án:

  1. TS Nguyễn Văn Kiền, GĐ Mekong Organics, giảng viên cao cấp (danh dự)ĐHQG Úc, Nghiên cứu cao cấp ĐH New England Australia, giảng viên Viện Biến Đổi Khí Hậu, ĐHAG, Viện Nghiên cứu Sức khỏe & Chính sách Nông nghiệp, ĐH Kinh tế TP.HCM
  2. ThS. Lê Ngọc Hiệp, thành viên Mekong Organics, giảng viên về Dinh Dưỡng và sức khỏe cộng đồng Khoa NN&QLTNTN, ĐHAG
  3. ThS. Nguyễn Văn Thái, thành viên Mekong Organics, giảng viên về phát triển cộng đồng quốc tế tại Viện Biến Đổi Khí Hậu, ĐHAG

Cộng tác viên của dự án

  1. KS. Trương Thành Đạt, Chủ trang trại Ếch Ộp (Long Xuyên)
  2. KS. Nguyễn Minh Đăng, cán bộ nghiên cứu dự án Living Delta Hub (UK GCRF) tại Viện Biến Đổi Khí Hậu ĐHAG
  3. ThS. Trần Văn Hiếu, Khoa NN &QLTNTN, ĐHAG
  4. TS. Lê Thị Xã, giảng viên Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng
  5. ThS. Lê Ngọc Tiền, Giảng viên Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, ĐHAG
  6. ThS. Phạm Trần Lan Phương, cộng tác viên Viện Biến Đổi Khí Hậu ĐHAG
  7. ThS. Võ Văn Ốc, cộng tác viên Viện Biến Đổi Khí Hậu ĐHAG
  8. Sinh viên Neáng Srây Ône – Ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp &QLTNTN – ĐHAG
  9. Sinh viên Neáng Chanh Đa – Ngành Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông nghiệp &QLTNTN – ĐHAG
  10. Ông Chau Sơn – Nông Dân Khmer xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
  11. Sinh viên Phan Văn Đại, ngành PTNT, ĐHAG
  12. Ks. Chau Rốt Thia Ny – Sinh viên Cao học – Khoa Nông Nghiệp, Trường ĐH Cần Thơ
  13. Sinh viên Võ Thanh Phong – Ngành Công Nghệ Sinh Học – Khoa Nông Nghiệp TNTN – ĐHAG

Funded by: Australian Alumni Grants Fund (Quĩ Cựu học sinh Úc)/ Aus4Skills

Approved Grant: VND 216,956,250

Thời gian thực hiện: 1/2021-06/2022

Brief Project Description *
The project aims at scaling-up small organic vegetable farming for improving livelihood, nutrition and health while recovering impacts of Covid-19 pandemic of poor Khmer women in Tri Ton district of An Giang province. The project has four work packages (WPs). The WP1 is to (1) establish female Khmer organic vegetable grower groups with support from the Women Union of Tri Ton district and (2) organize a technical training workshop to train organic farming techniques and business skills for Khmer women. WP2 is study tour for Khmer women, farmer and women unions to learn about organic farming methods and business skills from successful models in the South of Vietnam: Abavina Farm in Can Tho
City, Ech Op Farm in Long Xuyen City, Viet Ha Farm in Binh Phuoc province. For WP3, the AAS alumni team from An Giang University will host a Vietnam-Australia Agribusiness Forum (VAAF) in the in An Giang to link business opportunities for organic vegetable grower groups and communities in the project with both AAS and non-AAS alumni. The WP4 is a final evaluation workshop to assess the achieved results of all WPs and promote the link organic food consumption -nutrition – health of Khmer children and women.

Mô tả dự án:

Mục tiêu của dự án nhằm nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ để cải thiện sinh kế, dinh dưỡng và sức khỏe và phục hồi tác động của covid-19 cho hộ dân tộc phụ nữ Khmer tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Dự án có 4 hộp phần: Hộp phần 1: a/ thành lập nhóm phụ nữ Khmer trồng rau hữu cơ tại huyện Tri Tôn, b/ tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất và kỹ năng kinh doanh cho hộ dân tộc Khmer nữ để tiếp cận thị trường sản phẩm rau hữu cơ,. Hộp phần 2: tổ chức khóa tham quan học tập thực tế cho phụ nữ Khmer, hội nông dân, hội phụ nữ đi học tập các doanh nghiệp và trang trại tại ĐBSCL: Ếch Ộp (Long Xuyên), Abavina (Cần Thơ), Trang Trại Việt Hà (Bình Phước), và Nhóm Thật Dưỡng SG. Howjpj phần số 3: Tổ chức tổ chức diễn đàn thương mại nông nghiệp Việt-Úc tại An Giang để liên kết cơ hội kinh doanh giữa người trồng rau hữu cơ với Doanh nghiệp, cộng đồng từ cựu học sinh úc và các thành phần có liên qua. Hộp phần 4: tổ chức hội thảo cuối kỳ đánh giá kết quả dự án để thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản hữ cơ-dinh dưỡng-và sức khỏe của phụ nữ và trẻ em Khmer.

Đối tác dự án:

  1. Sở NN&PTNT An Giang
  2. Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn An Giang
  3. UBND Xã Ô Lâm, Tri Tôn An Giang
  4. Doanh Nghiệp rau sinh thái Ếch Ộp (Long Xuyên)
  5. Doanh nghiệp Abavina (Cần Thơ)
  6. Nhóm Thật Dưỡng Sài Gòn (TPHCM)
  7. Doanh nghiệp Việt Hà (Nông nghiệp hữu cơ, đang trong quá trình chứng nhận hữu cơ Úc (NASAA), tại Bình Phước.
  8. Các đối tác là cựu sinh viên học sinh Úc tại VN
  9. Tổ chức NASAA (ÚC),
  10. Hội nông nghiệp hữu cơ Úc (OAA)
  11. Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản hữu cơ từ Úc

Tiến độ dự án

  1. Tổ chức các buổi meeting với Phòng NN&PTNT huyện, UBND Xã, và người nông dân để chuẩn bị khảo sát vùng dự án (bổ sung hình ảnh + nội dung bởi Ks Nguyễn Minh Đăng & Phan Văn Đại)
  2. Tổ chức phỏng vấn 30 hộ nông dân để tìm hiểu hiện trạng canh tác, sinh kế, tác động của covid đến sinh kế, và đánh giá nhu cầu tham gia dự án (Bổ sung bởi Ths. Lê Ngọc Hiệp & Ks NẾp Rino)
  3. Tổ chức hội thảo tập huấn kỹ năng canh tác hữu cơ tại địa phương (bổ sung Nếp + Ốc + Hiệp)
  4. Tổ chức study tour tại trang trại Ếch Ộp, TP Long Xuyên, An Giang để hướng dẫn bà con thực hiện ủ phân hữu cơ, quản lý dịch hại, kỹ thuật canh tác nhiều loại rau màu khác nhau – và chia sẻ kỹ năng tiếp cận thị trường.

Trình bày bởi Ths. Võ Văn Ốc, thành viên dự án

Ngày 31/3/2022, Mekong Organics đã phối hợp với Nông Trại Ếch Ộp, Phòng Nông nghiệp Huyện Tri Tôn, Đại diện cán bộ Xã Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn đưa 18 cô chú nông dân người dân tộc Khmer đến thăm quan thực tế tại Nông Trại Ếch Ộp.

Tại đây, cô chú nông dân được chủ nông trại là anh Trương Thành Đạt đưa thăm quan trực tiếp khu vực sản xuất các loại cây trồng, chia sẻ đến bà con quá trình phát triển của trang trại. Bên cạnh đó, anh Đạt cũng chia sẻ đến bà con các phương pháp canh tác thuận tự nhiên, kiến tạo hệ sinh thái trên mảnh đất sản xuất, và tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học cũng như các loại thuốc (hóa chất) bảo vệ thực vật. Các cô chú nông dân rất ấn tượng với cách làm và các kỹ thuật canh tác được áp dụng tại Nông Trại Ếch Ộp.

Chị em phụ nữ Khmer tham gia buổi tập huấn trồng rau hữu cơ tại trại Ếch Ộp, TP Long Xuyên

Cũng tại buổi thăm quan, các cô chú đã đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu thêm về cách thức ứng dụng các kỹ thuật canh tác của Nông Trại Ếch Ộp đối với ruộng sản xuất của cô chú ở Tri Tôn. Anh Đạt chia sẻ, do thổ nhưỡng ở tại Nông trại và ở Tri Tôn khác nhau, nên trong quá trình cải tạo đất sẽ có khác biệt. Tuy nhiên, đất ở ruộng của bà con cải tạo dễ hơn do khô, không bị nước nhiều. Vì bón phân hữu cơ gặp nước nhiều dễ dẫn đến ngộ độc hữu cơ. Mặt khác, anh Đạt cũng khuyên bà con khi mới bắt đầu chuyển sang hữu cơ thì nên chuyển đổi từ từ, từng bước, để quen dần. Không nên làm đột ngột vì sẽ dẫn đến hiệu quả kém và dễ từ bỏ.

Sau buổi thăm quan và trao đổi trực tiếp cùng anh Đạt – chủ Nông trại Ếch Ộp, các cô chú nông dân đã cảm thấy tự tin hơn và muốn được áp dụng những kỹ thuật từ anh Đạt cho ruộng của mình. Anh Đạt cũng sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về mặt kỹ thuật để giúp bà con khi bà con cần, cũng như trao đổi học tập từ phía bà con.

Bà con dân tộc Khmer tham gia buổi tập huấn trồng rau củ hữu cơ tại trang trại Ếch ỘP tại TP Long Xuyên An Giang, ngày 31.03.2022, được hỗ trợ và hướng dẫn bởi Mekong Organics và Ks Trương Thành Đạt, Giám Đốc Trại Ếch ỘP

5. Tham quan trực tuyến Vườn Thuốc Nam với Dự án Vườn Tre Mỡ – U Minh Thượng, Kiên Giang

Trình bày bởi Ths. Võ Văn Ốc, thành viên dự án

Nằm trong chuỗi các chuyến thăm quan trực tuyến đến các nông trại hữu cơ, bà con nông dân dân tộc Khmer tiếp tục được thăm quan Vườn Thuốc Nam với dự án Vườn Tre Mỡ thông qua nền tảng Zoom. Vườn của Nhóm hiện tại nằm ở U Minh Thượng, Kiên Giang, với diện tích 6,000m2, trong đó khoảng 4,000m2 diện tích mặt nước. Mô hình mà nhóm đang thực hiện là vườn rừng, kết hợp trồng xen đa dạng các loại cây đa tầng tán với nhau.

Đại diện nhóm Vườn Thuốc Nam, chị Thu Thủy, thành viên của Nhóm, đã có buổi chia sẻ với bà con những kỹ thuật canh tác mà Vườn đang thực hiện. Cũng nhân dịp này, Chị Thủy cũng đã giới thiệu đến bà con một đoạn phim ngắn, cho thấy quá trình xây dựng và phát triển của Vườn Thuốc Nam giai đoạn 9/2020 đến 9/2021. Từ những cây non ban đầu, vườn hiện tại đã phủ nhiều màu xanh của nhiều loại cây khác nhau, cho thấy sự nổ lực làm việc của các thành viên trong Nhóm để cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Thời điểm mới về để chuẩn bị đất, thì bị ngập nước (được xem là đợt ngập cao nhất trong 20 năm vừa qua tại U Minh Thượng). Do đó, Nhóm quyết định múc đất để làm luống cao hơn. Nhưng đất lại nhiễm phèn rất nặng, trồng cây sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, những tháng đầu, Nhóm trồng những loại cây phân xanh để trả lại dinh dưỡng cho đất và giúp hạ phèn. Sau 17 tháng, đất đã phục hồi tốt hơn, nhiều sinh khối đươc trả về cho đất. Đất bắt đầu có nhiều giun hơn, xốp hơn, màu chuyền từ vàng cam sang màu đen. Khi đất tốt hơn thì nhóm mới dưỡng cây ăn quả.

Trong buổi chia sẻ, Chị Thủy cũng đã đưa bà con thăm quan trực tuyến quang cảnh khu vườn, giới thiệu những loại cây điển hình đang được trồng tại vườn, gồm nhóm cây tạo sinh khối, nhóm cây mục tiêu và nhóm cây dược liệu. Một số loại có thể liệt kê: Chuối (cây tạo sinh khối, cũng tạo kinh tế), Đậu Săng (cố định đạm, dược liệu), Dong ta, Dong riềng đỏ, Đinh Lăng, Ổi, Bưởi, Khoai mì. Cỏ xả cũng được trồng, sau 35-40 ngày thì cắt để phủ lại cho đất để cung cấp lại ẩm và dưỡng chất cho đất. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giữ bờ. Việc trồng cây đa tầng, đa tán sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn ánh sáng của khu vườn. Hiện tại, vườn đã trồng được khoảng hơn 200 loài cây khác nhau.

6. Tham quan trực tuyến Vườn Rừng Bản Thổ (địa danh)

Trình bày bởi Ths. Võ Văn Ốc, thành viên dự án

Bản Thổ được xây dựng từ năm 2018, sau khi các cây keo được chặt hết. Đất được nghỉ ngơi 1 năm. Các cành keo không đốt mà để mục, trả lại mùn cho đất.

Chị Linh, người sáng lập dự án Vườn Rừng Bản Thổ, đã đưa bà con thăm quan trực tuyến Vườn Rừng Bản Thổ. Trước đây, chị Linh có công việc ổn định tại Hà Nội, nhưng chị vẫn luôn khát khao là làm sao giữ được rừng và tạo sinh kế bền vững cho bà con trên mảnh đất quê hương của mình. Đối tượng Vườn Rừng Bản Thổ hướng đến chính là bà con nông dân. Và Bản Thổ hy vọng có thể trở thành một mô hình mẫu về giữ rừng và tạo sinh kế bền vững dưới tán rừng.

Dự án Vườn Rừng Bản Thổ được xây dựng trên mảnh đất mà cây lau sậy mọc rất cao, um tùm. Năm 2019, chị Linh mới chặt hết để bắt đầu quá trình xây dựng lại khu vườn rừng. Thời điểm đó thì vườn cũng chưa có hệ thống điện nước. Vườn phải dùng nước từ giếng khoan với độ sâu đến 70m.Đến hiện tại, vườn rừng Bản Thổ đã có hơn 100 loài cây được trồng. Trong đó bao gồm cả những cây rừng bản địa (như cây Dổi (lấy hạt, có giá bán hơn 3 triệu/kg trên thị trường), cây Mắc Khén, cây tiêu rừng), cây ăn quả (như Mít, Ổi, Bưởi, Hồng Xiêm, Nhãn, Vãi, Táo,…), và những cây dược liệu được trồng dưới tán (như cây cúc chi, nghệ,..). Ngoài ra, có cả những cây tạo sinh khối như chuối, cỏ xả. Thêm vào đó, còn có nuôi Ong để lấy mật.

Chị Linh thuộc đồng bào dân tộc Thổ. Và chị Linh xác định nông nghiệp phải gắn liền với chế biến. Như việc nuôi Ong ở trên, chị Linh áp dụng những công nghệ hiện đại để chế biến, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng. Sản phẩm chủ lực mà Vườn Rừng Bản Thổ hướng đến là các loại thảo dược lên men cùng với mật ong. Mình có thể trồng nhiều loại cây, nhưng không cần số lượng nhiều từng loại, mà quan trọng là chất lượng. Điều cần thiết không dùng hóa chất và theo nguyên tác canh tác hữu cơ, để gia tăng dinh dưỡng, gia tăng dược tính, và minh bạch quá trình canh tác để tạo được thương hiệu và lòng tin đối với khách hàng.

Cũng trong buổi chia sẻ, chị Linh đã dẫn mọi người thăm quan trực tuyến toàn bộ khu vườn rừng, bao gồm cả khu chế biến. Khu chế biến sản xuất tuân thủ đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước khi vào phải sát khuẩn, thay dép. Trong xưởng có phòng xử lý nguyên vật liệu. Mật ong sau khi được lọc, sẽ tiến hành ủ với nước trái cây để tăng thêm lượng enzyme, thúc đẩy quá trình lên men tự nhiên. Sau khi ủ xong, đưa vào máy diệt nấm. Tiếp đó, đưa vào phòng lên men, rồi ủ tiếp với các loại dược liệu khác. Sau đó chuyển qua lọc và đưa vào phòng chiết rót.

Ngoài ra, chị Linh cũng đưa văn hóa dân tộc Thổ vào trong kiến trúc xây dựng khu làm việc. Do đó, Vườn Rừng Bản Thổ không chỉ thu hút mọi người với câu chuyện về bảo tồn rừng và phát triển kinh tế, mà còn các chuyện về văn hóa dân tộc Thổ trong kiến trúc và ẩm thực.

Sau 2 năm xây dựng và phát triển, Vườn Rừng Bản Thổ đã tạo được việc làm cho 11 hộ nông dân. Doanh thu cũng đủ để Vườn có thể tái đầu tư, với khoảng 300 triệu/tháng cho diện tích khoảng 3ha. Có những loại cây phải mất 5-7 năm mới thu hoạch, như Dổi, Quế – giá trị kinh tế cao nhưng tốn rất nhiều thời gian. Cũng có những loại cây ngắn ngày như Chùm Ngây, chỉ cần 3 tháng là có thể thu củ, thu lá để chế biến các sản phẩm. Việc làm vườn rừng sẽ cần nhiều thời gian, công sức, vốn ban đầu, nặng nhất là nhân công. Thời điểm ban đầu, chị Linh cũng chế biến quy mô nhỏ thủ công, rồi từ từ lan tỏa bằng câu chuyện canh tác của mình, minh bạch mọi thứ. Và từ đó, tạo dần lòng tin với người tiêu dùng. Khi sử dụng hàng có chất lượng, những người tiêu dùng này lại giúp lan tỏa nhiều hơn với mọi người. Sau 3 năm, thì Vườn Rừng Bản Thổ đã có thể đứng vững với mô hình mà mình đang thực hiện. Từ năm 2014, vườn đã không sử dụng thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và những loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Mục tiêu của Vườn Rừng Bản Thổ là giúp các hộ nông dân có thu nhập tốt trên chính mảnh đất của mình. Hiện tại, đang có 12 hộ dân liên kết với Vườn Rừng Bản Thổ để trồng dược liệu. Thu nhập của những hộ này là từ 6 đến 9 triệu/ tháng.

Trong buổi này, chị Linh cũng chia sẻ đến bà con động lực để bắt đầu với mô hình mà chị đang thực hiện. Chị Linh từ bỏ công việc, cuộc sống ở Thủ Đô để chuyển về sinh sống ngay trên mảnh đất ở quê của Chị. Trước đây, Chị Linh chỉ có dịp về quê mỗi năm 2 lần. Mỗi lần về quê là thấy thêm một quả đồi bị chặt hết cây. Trong làng thì chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Còn thanh niên thì đa phần đều đi làm việc ở những nơi khác hoặc ở thành phố. Điều đó thôi thúc chị Linh tìm kiếm mô hình có thể phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của mình. Nhờ vào nhiều nhân duyên, chị Linh được kết nối với anh Võ Quốc Lập ở nhóm Vườn Thuốc Nam, anh Đoàn Minh Nhân, chị Thủy thì chị Linh thấy được hướng đi rõ ràng hơn. Ngoài ra, chị Thủy cũng gặp được người Thầy là Ths. Hoàng Sơn Công, đã chia sẻ với chị cách làm phân bón, các chế phẩm vi sinh và kể cả tư duy.

7. Tham quan trực tuyến Trang trại sinh thái Rơm Vàng Ecofarm tại TP Hội An, Quảng Nam

Bởi Ths. Võ Văn Ốc, thành viên dự án

Trang trại Rơm Vàng cũng thực hiện theo mô hình vườn rừng, địa điểm thuộc tỉnh Quảng Nam. Mô hình vườn rừng thì khá lạ so với cách canh tác truyền thống của bà con tại địa phương. Trang trại thứ nhất của Rơm Vàng được xây dựng năm 2018, vì phải trả lại đất nên đã xây dựng Trang trại thứ 2 vào năm 2019.

Rơm Vàng được phát triển bởi anh Kỹ sư trẻ tên Nguyễn Văn Nhân …..(viết ngắn về lịch sử của Nhân)

Đối với Rơm Vàng, cực kỳ chú trọng hệ sinh thái, quan tâm đến chỉ số hạnh phúc hơn so với chỉ số tăng trưởng kinh tế. Mặc dù Rơm Vàng là theo mô hình vườn rừng, nhưng cơ cấu rất đa dạng, bao gồm khu cộng đồng, khu vườn rừng, khu chăn nuôi, khu ao mương, khu ruộng và hàng rào sinh thái để bảo vệ các phân khu. Với cơ cấu này, giúp Rơm Vàng có được dòng sinh thái tốt, đảm bảo được đầu vào mà không cần phải mua từ bên ngoài.

Hiện tại, số lượng người đang làm việc tại Rơm Vàng có 12 nhân sự, trong đó có 4 thành viên là người dân tộc Cơ Tu. Rơm Vàng đang thực hiện nông nghiệp vườn rừng sinh thái bền vững, trong đó có 5 yếu tố, bao gồm nguyên tắc nông nghiệp bền vững, hệ sinh thái và đang dạng sinh học, diễn thế sinh thái tự nhiên, sức khỏe của đất và sức khỏe của nước.   

8. Tổ chức study tour online-via zoom cho bà con nông dân tham quan mô hình vườn hữu cơ cộng đồng Charnwood, tại TP Canberra Úc, về mô hình trồng rau củ quả hữu cơ dựa trên cộng đồng

9. Tổ chức study tour online-via zoom cho bà con nông dân tham quan mô hình trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS tại Hội An

10. Chuẩn bị xuống giống sau khi tập huấn bà con nông dân tại Ếch Ộp – và các farms tại Việt Nam & Úc

Bà con nông dân Khmer vui mừng khi nhận được giống ngãi bún để trồng trong dự án
Ảnh bà con Khmer nữ đang trồng đậu xanh
Bà con Khmer nữ nhận nghệ giống để trồng trong dự án

Tài liệu tham khảo từ dự án liên quan:

Dự án này được phát triển dựa trên dự án AAV vòng 2: Developing partnerships between Australia and Vietnam for organic agriculture movement: training and workshop in two countries (Approved Grant: VND248,698,867), hoàn thành vào tháng 11/2019. Dự án được ĐSQ Úc tại VN chọn dự án thành công nhất (the best project) được trình bày với sự tham dự của Đại sứ Úc tại VN vào tháng 11/2020.

Dự án được ĐSQ Úc tại VN posted tại đây: https://www.facebook.com/groups/nhomagriculture/permalink/2072477046122144

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN VÒNG 3

Khảo sát nông hộ để triển khai tập huấn canh tác hữu cơ liên kết với tiêu thụ

Ảnh: Sinh viên Khmer tham gia phỏng vấn về mô hình sinh kế, kinh tế xã hội, dinh dưỡng của công đồng bà con Khmer tại Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
Ảnh: Nông dân Khmer tham gia phỏng vấn về mô hình sinh kế, kinh tế xã hội, dinh dưỡng của công đồng bà con Khmer tại Núi Tô, Tri Tôn, An Giang
Phỏng vấn lựa chọn mô hình canh tác hữu cơ với bà con dân tộc Khmer tại Núi Tô, Tri Tôn, An Giang

Translate »