Giao lưu trực tuyến nông dân sản xuất nhỏ hữu cơ PGS Úc-Việt/ Virtual discussions between Small Scale Australian and Vietnamese farmers about PGS (Participatory Guarantee System) in fruits and vegetable production

Location: SCPA (South East Producers) at Brogo, NSW, Australia

Date/Time: 12 pm (Sydney)/ 8 am (Hanoi) on 3 April 2021

Lúc 8:00 giờ sang giờ Việt Nam, ngày 3/4/2021

Zoom/Webinar + Livestream

https://zoom.us/j/99365984108?pwd=MG40S0lOTVVMNVZONDgrY1NxRWptZz09

Meeting ID: 993 6598 4108

Passcode: 084849

Địa điểm trực tuyến: Nhóm sản xuất Đông Nam NSW, vùng Brogo, Bang NSW Úc

Web: https://www.scpa.org.au/pages/home

Ảnh: Nhóm Mekong Organics và gia đình đến thăm cộng đồng PGS tại Brogo, NSW vào tháng 12/2020.

Trong số 570 triệu người nông dân trên Thế Giới, thì có đến 475 triệu người nông dân có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 2 hécta đất (Theo tạp chí Springer Nature số 586 trang 336, in ngày 15 tháng 10 năm 2020, với nhan đề “để kết thúc nạn đói, khoa học phải thay đổi tập trung về nghiên cứu. Nhà chính sách rất cần tìm giải pháp để kết thúc nạn đói. Nhưng NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU CHO THẤY các nghiên cứu TRƯỚC ĐÂY đã ưu tiên không đúng trong thời gian qua. BÀI BÁO KẾT LUẬN VỚI ĐỀ XUẤT KHOA HỌC CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU VÀO HỘ NÔNG DÂN NHỎ VÀ GIA ĐÌNH CỦA HỌ.. d41586-020-02849-6.pdf (nature.com)

Úc được nhiều người trên thế giới biết đến với nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp chính xác, và nông nghiệp thông minh với cánh đồng hàng nghìn hecta đất.

Tuy nhiên nước Úc vẫn phát triển rất nhiều nông trại qui mô nhỏ (vài hecta) để sản xuất theo phương pháp permaculture và hữu cơ., đó là đặc trưng của nền nông nghiệp hữu cơ Úc.

Nhóm nhà sản xuất vùng Brogo là một điển hình rất thành công trong việc hợp tác giữa các nông dân sản xuất nhỏ lại với nhau theo tiêu chuẩn nội địa PGS (participatory guarantee system) được thúc đẩy bởi IFAOM (Liên đoàn nông nghiệp hữu cơ Thế Giới).

Mô hình PGS đã hình thành và phát triển mạnh tại miền Bắc Việt Nam từ đầu những năm 2000 do một tổ chức từ Đan Mạch hỗ trợ phát triển cho Nhóm PGS Việt Nam do bà Từ Tuyết Nhung dẫn dắt.

PGS rau hữu cơ đã được phát triển tại TP Hội An (do một tổ chức phi chính phủ tại Hội An dẫn dắt), tỉnh Quảng Nam, và tỉnh Bến Tre do tổ chức Seeds to Table được dẫn dắt bởi cô Mayu người Nhật Bản, sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Được biết năm 2021, tỉnh Đồng Tháp được Chính phủ Nhật Bản cấp cho 150.000 USD để thực hiện chương trình đào tạo nông nghiệp hữu cơ PGS từ tổ chức Seeds to Table.

Việc hợp tác nông dân nhỏ lại với nhau để sản xuất lớn là chủ đề nhứt nhói của Việt Nam và nhiều nước trong hàng thập niên qua. Câu chuyện hợp tác thành công của nhóm PGS Đông Nam NSW (làng Brogo) Úc và câu chuyện thành công hợp tác sản xuất nhỏ của Ếch Ộp (tại Mỹ Quí, Long Xuyên, An Giang Việt Nam), nhóm Abavina tại TP Cần Thơ, nhóm nông trường Cá Bờ Đập (Trần Đề Sóc Trăng), nhóm HTX cà fe sinh thái hữu cơ Tây Nguyên (Dũng Krong Năng)….và nhiều nhóm nông dân nhỏ khác tại khắp miền Việt Nam, sẽ được thảo luận chia sẽ trong buổi thảo luận này.

Trên tinh thần đó, Mekong Organics xin giới thiệu với cộng đồng PGS Việt Nam và nhà nông sản xuất nhỏ buổi giao lưu giữa nông dân Úc, thủ lãnh PGS tại làng Brogo, NSW Úc.

Chúng tôi gồm:

  1. Ông John Champagne, trưởng nhóm SCPA
  2. Ông Alan Broughton, Phó chủ tịch hội Nông nghiệp hữu cơ (Úc)
  3. Ts. Nguyễn Văn Kiền (GĐ. Mekong Organics, Úc) – Giảng viên ĐHQG Úc

Phía Việt Nam:

Cộng đồng rau hữu cơ – nhóm nông dân nhỏ khắp Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên và ĐBSCL

Ếch Ộp (tại Mỹ Quí, Long Xuyên, An Giang Việt Nam),

Abavina tại TP Cần Thơ,

Nông trường Cá Bờ Đập (Trần Đề Sóc Trăng),

HTX cà fe sinh thái hữu cơ Tây Nguyên (Dũng Krong Năng)

HTX Tấn Đạt, Trung Ngãi, Vũng Liêm, Vĩnh Long

Nhóm nông dân lúa mùa sinh thái Tư Việt, Kiên Giang

Nhóm trồng rau thiên nhiên Thật Dưỡng Sài Gòn

Và nhiều nhóm nông dân sản xuất nhỏ khắp miền Việt Nam

Hoạt động này nằm trong dự an đối tác nông nghiệp hữu cơ Uc-Việt trực tuyến do tổ chức Rotary Club of Hall tài trợ, Mekong Organics thực hiện dự án.

Translate »

Discover more from

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading