Kỳ 3: Đưa ánh sáng về làng lúa mùa nổi Vĩnh Lợi, Vĩnh Phước, An Giang

Chương trình: Phục hồi hệ sinh thái lúa mùa nổi – một nền nông nghiệp sinh thái bền vững vùng Mekong
Bởi Ts. Nguyễn Văn Kiền, Giám Đốc Mekong Organics.
Sau khi vụ thu hoạch lúa mùa nổi đầu tiên bán được giá 14.000 đồng/kg cho công ty Ecofarm, bà con và cán bộ xã nơi đây rất phấn khởi, vì bán được giá gần 3 lần so với năm trước đó. Giá lúa mua tại đồng bằng 3 lần so với giá lúa cao sản 50404 tại thười điểm đó. Nhà nhà ăn tết rất vui, bộ mặt nông thôn nơi bưng biền đã thay đổi hẳn. Nhà Chú Tư Khâu thì mua thêm chiếc máy cày nhờ trúng mùa trúng giá, để xới đất dịch vụ, sửa cái nhà to hơn; chú Tư Hào thì mua thêm đất để trồng lúa, anh 5 Tồn và những anh chị em khác cũng vậy. Cây lúa mùa nổi đã thay làm thay đổi suy nghĩ và cách làm bảo tồn so với nhiều người nghĩ, ở đây bảo tồn mà sinh kế được cải thiện, dân khá hơn, và có cá và rau đồng ăn đều đều.

Thu nhập khấm khá, nhu cầu mua điện thoại và Tivi bắt đầu nảy sinh, nhưng kẹt cái là hổng có điện lưới quốc gia vì khu này quá xa với đường lộ, nằm trong bưng biền phải chạy võ lãi vào mới đến được nhà dân. Cái mơ ước được có đèn điện nơi đây là khao khác lớn của bà con hơn bao giờ hết.
Rồi cái duyên đã đến với bà con trong 1 chuyến công tác của vị Giáo sư Preston (Người Thụy Điển) cùng chúng tôi đến đây khảo sát tiềm năng dùng lá cây khoai mì để làm thức ăn chăn nuôi. Ở đây sau khi thu hoạch vụ lúa mùa nổi, bà con lấp vụ bằng cây khoai mì ăn củ là chính, còn lá và thân cây vẫn bỏ lăn lốc, chưa biết cách dùng. Thông qua 1 chương trình SUMMERNET, vị GS này đã tiếp cận tôi để tìm cơ hội làm tăng giá trị cây khoai mì cho dân, và rồi tôi, ông ấy cùng Ths Đức (BM.PTNT) lại có duyên với câu chuyện đưa ánh sáng (đèn năng lượng mặt trời cấp hộ) cho 8 hộ dân nơi đây ngoài việc khảo sát lá khoai mì.

Là như thế này, trong quá trình khảo sát ông ta hỏi tại sao ở đây hổng có điện? Qua sự giải thích mộc mạc của bà con, ông Gs liền gọi điện thoại đến Kỷ sư Thắng từ Đại học Nông Lâm TP.HCM để triển khai nhanh đưa năng lượng mặt trời về vùng này. Chúng tôi liền gọi điện thoại thảo luận với Chủ tịch xã (Anh Văn) để trình bày phương án trên, tức Gs cho bà con mượn tiền túi của ông ấy để đầu tư mỗi hộ 1 hệ thống năng lượng mặt trời, giá khoảng 3.6 triệu đồng/hộ (thời điểm 2014), và bà con trả lại ông ấy trong 3-4 năm (không lãi). UBND xã giúp thu lại tiền của bà con và trả lại Giáo sư.

Nghe vậy, liền 8 hộ đăng ký…và rồi ánh sáng đã đến với bà con làng lúa mùa nổi Vĩnh Lợi. Chon đến nay cũng đã 2-3 xác bình ắc qui rồi, mà tấm năng lượng vẫn chạy tốt. Bà con phấn khởi lắm, có người lắp thêm 1 tấm năng lượng nữa, và bây giờ sạt điện thoại, xem tivi (nhỏ 12-14 inch) ngon lành, nghe xem thời sự, phim, cải lương rất êm. Có lần về công tác, tôi ngủ lại nhà dân tại làng lúa mùa nổi, bà con khoe với chúng tôi là chính bà con đã xem được phóng sự hồi sinh lúa mùa nổi trên kênh Truyền Hình Nhân Dân!

Xin mời xem tại đây! https://www.youtube.com/watch?v=53t9uOGvOAI, ai nấy đều vui…