Lợi ích của chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bởi Nguyễn Đém, nhận định của học viên lớp học Sản xuất, chứng nhận và thương mại nông sản hữu cơ do Mekong Organics tổ chức ngày 08.11.2021

Ảnh bài giảng

Hiện tai, nói đến nông nghiệp hữu cơ thì người tiếp nhận thông tin thường hình dung đến phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng quá nhiều trong nông sản hay gọi là lạm dụng, họ e dè sợ hãi và ngầm không tin tưởng đó là sản phẩm hữu cơ như đã nói. Nên người đời thương rỉ nhỏ tai nhau bằng cách “không ăn thì chết sớm, còn ăn thì chết từ từ”. Vậy, canh tác hữu cơ có được xem như “trí tuệ cổ xưa” để sống chậm chậm lại, giúp chúng ta thưởng thức cuộc đời đầy đáng quý này. Nếu phương chăm làm như vậy thì canh tác hữu cơ mang lại nhiều lợi nhuận lành mạnh và phát triển nông nghiệp có đạo đức vì nó minh chứng cho khả năng duy trì hệ sinh thái và sự sống trong đất. Ngoài ra, canh tác hữu cơ còn: giảm mức độ xói mòn đất, giảm thiểu tác động đến khí hậu, giảm tác động của thuốc trừ sâu và hóa chất, dự trữ nước và dinh dưỡng trong đất, phục hồi và cải thiện sức khỏe của đất, tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, hỗ trợ sức khỏe và phúc lợi của động vật, tạo ra một nguồn thực phẩm đáng tin, khuyến khích sự phát triển của đa dạng sinh học,… đó là chuỗi giúp ích được tìm thấy từ chuyển đổi sang cach tác nông nghiệp hữu cơ.

Lịch sử cho thấy, có một chương trình lớn ở Liên minh Châu Âu đã hỗ trợ 250 triệu Euro vào năm 2001 cho canh tác hữu cơ, đến này thì chưa thấy thêm dự án mới nào. Có chính phủ ủng hộ canh tác hữu cơ, cũng có nhà nước chưa mặn mà, do vậy mỗi quốc gia cần lựa chọn một chiến lược phù hợp riêng để đeo đuổi một lộ trình hợp lý hơn trong chuyển đổi canh tác.

Chính sách về marketing sản phẩm hữu cơ:

Lực lượng khuyến nông địa phương có vai trò quan trong việc làm nông nghiệp hữu cơ (NNHC), cũng như lưa chọn nông dân làm NNHC tiêu biểu để tuyên truyền hình ảnh NNHC, nêu lên các mô hình chuyển đổi thành công như: sản xuất theo phương pháp giữ cỏ trong vườn, sử dụng vi sinh trong diệt trừ sâu bệnh, sử dụng nấm đối kháng trong canh tác, phát triển đặc tính tốt của đất, phát huy thế mạnh của loại cây trồng, tổ chức ngày hội ghi chép nông nghiệp, ngày bảo tồn sức khỏe của đất, ngày hội thu hoạch sản phẩm hữu cơ,… ngoài ra, có nhiều cách tiếp cận khác như: làm các băng rol, phát tờ rơi, treo biểu ngữ phát động nông nghiệp an toàn, tổ chức kỳ thi sản xuất sạch, chương trình dạy nông nghiệp tại các trường học, chú tâm về thiên nhiên với các môn học không cần chuyên sâu nhưng cũng gợi mở hình thành tư duy nông nghiệp hữu cơ không sử dụng hóa chất cho các cấp học.

Ở Đan Mạch, Brazil, Ấn Độ, Phillippin, …. nâng cao nhận thức sản xuất hữu cơ bằng cách tổ chức tuần lễ nông sản hữu cơ, tuần Organic, ngày Open Farm, phiên chợ Farm cuối tuần, phát thanh NNHC trên radio, tivi,… bên cạnh đó, thực hiện các căn tin trường học sử dụng thực phẩm hữu cơ, 100% quán ăn nơi công cộng phải sử dụng sản phẩm hữu cơ hoặc kiểm soát đầu vào bằng các sản phẩm hữu cơ, liên thông nhiều nhà sản xuất để kết nối nơi trồng đến nơi tiêu thụ sản phẩm hữu cơ. Đặc biệt, công chức nên sử dụng sản phẩm hữu cơ để làm gương trong xã hội.

Chính sách về sự hỗ trợ của chính phủ

Cần có chính sách tăng cường cân bằng cung cầu để phát triển NNHC trên đơn vị diện tích, để thúc đẩy nông dân sản xuất và sử dụng sản phẩm hữu cơ do chính họ tạo ra và dần dần chuyển đổi.

Có nhiều chính phủ hỗ trợ 100% chi phí làm NNHC theo các khuyên cáo được đưa ra, có nơi hỗ trợ 70% bao gồm chi phi xét nghiệm (đất, nước, vật tư đầu vào và kiểm tra sản phẩm tạo ra), có quốc gia hỗ trợ 50% các khâu xét nghiệm còn lại phía đối tác phải cân đối. Đặc biệt, tại Úc không có sự hỗ trợ nào về NNHC từ chính phủ, họ chỉ có trường dạy nghề nông nghiệp và tổ chức Landcare với hơn 5000 chi nhanh trên khắp nước Úc. Tổ chức trung gian Landcare này được xem là cầu nối cho NNHC, họ nhận các khoảng đầu tư và chính sách của nhiều nơi từ nhà nước và nguồn khác, sau đó phân bổ ngân sách hợp lý cho các tổ chức và cá nhân nhỏ hơn ở các chi nhanh, nhằm hỗ trợ các thành viên đã mang lại lợi ích tối đa về đất, về môi trường cho mọi người, mà cụ thể là người làm NNHC. Landcare còn nhận trọng trách xây dựng viên nghiên cứu NNHC, hỗ trợ phát triển thị trường, quy hoạch các khu không sử dụng hóa chất, làm các dự án hữu cơ như công viên hữu cơ, khu vườn cộng đồng, sân trường hữu cơ, sự kiện đất tốt, đảo hữu cơ, tiểu ban hữu cơ, in ấn các ấn phẩm truyền thông, tạo các gian hàng hữu cơ tại các trung tâm hội chợ,… từ các việc làm đó những người nông dân làm NNHC họ sáng tạo ra nông nghiệp vĩnh cữu và hướng dẫn lại cho các thế hệ tiếp theo.

Ở Pháp, có mối quan hệ lớn giữa số lượng nông dân làm NNHC và sản lượng thu hoạch ngày càng tăng do áp dụng chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các nước khác đi đầu trong công tác chuyển đổi thành NNHC là liên minh Châu Âu, Brazil, Ấn Độ,… trong đó có nước Tunisian ở Châu Phi đã thực hiện xong chương trình NNHC trong học đường, NNHC cho nông dân áp dụng trong sản xuất,… thì đến năm 2024, nước Tunisian được tổ chức IFOAM chọn là nước tiêu biểu cho NNHC.

Dù đối mặt với nhiều thách thức, lĩnh vực NNHC đã tăng trưởng mạnh ở Tunisia kể từ đầu thiên niên kỷ. Năm 2001, chỉ có 16.000 ha đất nông nghiệp dành cho canh tác hữu cơ, nhưng đến nay, con số đã nhân lên gấp 20 lần. Trong số 250 loại sản phẩm hữu cơ ở Tunisia, khoảng 60 loại được xuất khẩu, trong đó chủ yếu là dầu ô liu, chà là, cây thơm và cây thuốc, bên cạnh một số loại rau và trái cây. Mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng Tunisia hiện đứng thứ 30 thế giới và đứng đầu châu Phi về diện tích được chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khi thị trường mở rộng, lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ kéo theo sự phát triển của du lịch và năng lượng tái tạo (theo vnexpress ngày 10-11-2021).

Ở Đức thường sử dụng hóa học trong canh tác từ 1989 nhưng đến nay đã quy hoạch 86 hecta công viên hữu cơ, lối đi hữu cơ, nghĩa địa hữu cơ, khu vực không sử dụng hóa chất và 2020 thông qua luật cấm sử dụng các loại thuốc hóa học trong việc canh tác truyền thống.

Tiêu chuẩn hữu cơ

Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại các quốc gia đều có những phương thức khác nhau, mỗi quốc gia cũng có cái thuận lợi và khó khăn nhất định. Nhưng vì thương mại hội nhập toàn cầu buộc phải chọn phương thức thỏa hiệp để thừa nhận lẫn nhau trong cách làm mà tính chất tương đồng của các tiêu chuẩn đó được chấp nhận. Từ đó có những hiệp định đa phương và song phương trong thị trường để thông thương hàng hóa.

Việt Nam hiện là thành viên của rất nhiều Hiệp định thương mại tự do có ảnh hưởng lớn trên thế giới, nguồn TTXVN.

Translate »