Làm và sử dụng phân bón hữu cơ

Ghi nhận của học viên, Nguyễn Thanh Xuân, lớp học Mekong Organics

Một số loại phân hữu cơ: Phân ủ, phân trùn quế, phân than sinh học, phân ruồi lính đen…từ bài giảng làm và sử dụng phân hữu cơ từ thầy Alan

1) Phân Ủ

Nguyên tắc: Tạo cân bằng giữa C và N (vật liệu giàu C: rơm rạ, thân cây bắp khô, cỏ khô… Giàu N: thường màu xanh, phân xanh, cỏ tươi, lá tươi, lục bình, cây cỏ hoà thảo)

Kích thước đống ủ: rộng 2m x cao 1,5m x dài tùy ý

Các lý do đống phân ủ sai, không đạt yêu cầu:

Mùi hôi, khó chịu, khai, do thiếu không khí hoặc phân chuồng nhiều. -> Cần phải bổ sung rơm rạ để cân bằng giữa C và N. Phân Ủ có mốc trắng, do khô, cần trở và bổ sung thêm nước,

=> Ủ thành công đống ủ có mùi dễ chịu.

Hình 2: Lỗi khi làm phân Ủ, lớp học Mekong Organics, ảnh: Thanh Xuân

Hình 2. Lỗi khi làm phân Ủ

Phân Ủ nóng, do thiếu O2, vi sinh chuyển từ hô hấp hiếu khí sang kỵ khí sinh ra ancohol cháy. Nhiệt độ đống ủ cao hơn 65oC không tốt. Trở, trộn đều đống ủ từ trong ra ngoài, ngoài vào trong. Bổ sung thêm nước nếu đống ủ khô. Từ 6-8 tuần đống ủ hoai, không còn nóng nữa. Sẽ sử dụng được.

=> Nhiệt độ phù hợp từ 55 – 65oC

Phân ủ khi hoàn thành 6 – 8 tuần (đã hoai, có màu nâu hoặc nâu đậm) có thể sử dụng.

Cách sử dụng phân Ủ: Sử dụng phân ủ như là phân bón, bón cho cây từ 10 – 20 tấn/ha. Nếu không có nhiều phân ủ, có thể sử dụng để tạo vị sinh trong đất, khoảng 1 tấn/ha. Sau khi bón phân ủ, lấy rơm phủ lên, hoặc vùi phân vào đất. Vì khi phân ủ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sẽ bị mất đi một số dưỡng…

2) Phân trùn quế:

Hình 3: Ảnh phân trùn quế lớp học Mekong Organics, ảnh: Thanh Xuân

Cách nuôi trùn quế:

Bể nuôi trùn quế: phải ẩm, nếu ướt trùn sẽ bỏ đi. Không để chim chuột lại gần, tránh ánh sáng mặt trời, che tối, tránh xa các rễ cây, bên trong bể nuôi thoáng khí…

Thức ăn trùn quế: tất cả những thứ hữu cơ (cung cấp thức ăn cân bằng giữa C và N) như: lá cây, giấy, phân chuồng. Chúng ăn thức ăn bằng nửa khối lượng cơ thể.Vd: nuôi 1 kg, cho ăn 0.5kg thức ăn. Không cho ăn phân của các loại động vật đã tẩy giun (nếu muốn cho ăn, cần để ngoài tự nhiên 1 tháng). Phế, phụ phẩm nhà bếp (hàm lượng N cao), giấy báo… Nghiền nhỏ trước khi cho ăn, tóc trong tiệm hớt tóc, da thật, xác bã trà, café…

Vật liệu không nên cho ăn: phân gia cầm còn tươi (do hàm lượng N cao), phân bò, dê, giấy màu, giấy bóng trông tạp chí (có thẩm hóa chất), mùn cưa (xử lý mối mọt, ván ép cũng không sử dụng), rau, quả nhiễm thuốc diệt cỏ, thức ăn ôi thiu (muốn sử dụng trộn chung với rơm rạ khô, có nhiều C).

Hình 4: Ảnh trùn quế, lớp học Mekong Organics, Thanh Xuân

Cách thu hoạch phân trùn quế: Trùn quế đặc biệt thích trứng gà tươi (khi thu phân trùn quế, đập trứng gà tươi vào một góc để thu hoạch). Hoặc sử dụng ánh sáng mặt trời, để trùn tập trung xuống đáy, hoặc sang bằng máy.

Cách sử dụng phân trùn quế:

Rải đều trên mặt ruộng. Trộn vào nước, lọc phun như phân bón lá. Tưới trực tiếp trên cây, hòa vào đường nước tưới. Ngoài ra, trộn với vật liệu trồng vào chậu cây…

=> Phân trùn quế nhiều ưu điểm hơn phân ủ: hàm lượng dinh dưỡng, vi sinh cao hơn, có khả năng kháng một số mầm bệnh, dễ nuôi, chi phí thấp, không tiêu diệt các mầm cỏ dại…

Trùn quế sinh sản nhanh, có thể cho cá, gia cầm ăn, hoặc bán đến trang trại nuôi.

3) Phân ruồi lính đen:

Hình 5: Ảnh ruồi lính đen, lớp học Mekong Organics, ảnh Thanh Xuân

Phổ biến ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, ôn đới không nuôi được. Có nhiều phương pháp nuôi ruối lính đen ở Việt Nam. Cách cho ăn, thiết kế bể nuôi giống như trùn quế

Giai đoạn ấu trùng: làm thức ăn cho cá rất tốt, do sinh sản nhanh.

Hình 5. Phân ruồi lính đen

Thành trùng, con trưởng thành cần mật hoa và phấn hoa (hoa cúc, họ hoa tán, trồng xung quanh bể nuôi làm thức ăn cho thành trùng)

4) Ủ phân cá

Trộn các vật liệu từ nông nghiệp, ủ chung với nhau. Sử dụng cá chết ủ làm phân. Đậy thùng chứa trong 1 tháng. Khuấy đều mỗi ngày. Khi sử dụng có thể hòa loãng với nước để tưới cho cây.

Có thể thay cá bằng cỏ hoặc ủ phân chuồng.

Hình 6. Ủ phân cá, lớp học Mekong Organics, ảnh Thanh Xuân

5) Chế tạo than sinh học

Gia tăng hàm lượng C trong đất nhanh chóng. Rất thích hợp ở các nước nhiệt đới.

Cách làm: Đào lỗ hình phễu, đốt các vật liệu cháy trong lỗ cho đến khi đầy. Khi lửa sắp tàn, mở hố ra kiểm tra. Nếu còn nóng thì thêm nước vào. Vật liệu còn cháy thì loại bỏ, than kích thước to thì nghiền nát. Có thể rải trực tiếp trên ruộng, kết hợp với các loại phân vi sinh, phân trùn quế để bón cho cây.

Hình 7. Phân than sinh học

=> Cải thiện khả năng giữ gìn chất dinh dưỡng, nước của đất, góp phần quan trọng vào cấu trúc đất.

Có nhiều cách làm than sinh học khác. Vd: sử dụng máy Kon Tiki…

Hình 7. Phân than sinh học, lớp học Mekong Organics, ảnh Thanh Xuân

6) Sự dụng phân xanh

Có nhiều cách tạo ra phân xanh từ cây họ đậu. Cung cấp đạm cho đất

– Trồng cây phân xanh đến giai đoạn ra hoa thì vui xuống đất vài tuần. Sau đó có thể trồng vụ mới.

– Xen canh trồng với cây ngô, cốt khí, sắn…dùng làm cây phủ bồi

– Luân canh với các loại cây khác.

– Trồng thành hàng ngoài hàng rào.

Đồi núi cao, trồng quanh bờ rìa ngoài ruộng bậc thang, chống xói mòn đất. chặt nhánh cành để phủ bồi cho đất.

Hình 8. Phân xanh, lớp học Mekong Organics, ảnh Thanh Xuân

* Cách phủ bồi cho đất: cách nhỏ các cánh trước khi phủ bồi. Sau khi cây trồng chính phát triển, tiến hành phủ bồi. Sau thu hoạch thả gà vào vườn để bơi xới đều vườn, ngoài ra, gà còn giúp kiểm soát sâu bệnh hại.

Hình 9. Trồng cây phủ bồi trong vườn rau hữu cơ, lớp học Mekong Organics, ảnh Thanh Xuân

* Một số cây làm phân xanh hiệu quả:

– Hàn the: Bổ sung đạm cho đất (cây họ đậu), thức ăn cho động vật, dùng làm phủ bồi (có thể sống khi thiếu sáng). Cải thiện cấu trúc đất, cung cấp khoáng. Cây có thể duy trì đến 6 năm. Góp phần kiểm soát một số côn trùng gây hại

– Cây sắn: dạng dây leo. Lá, hạt, trái… làm thức ăn cho gia súc. Đất cát nghèo nàn cây vẫn phát triển được, giúp cải thiện cấu trúc đất. Trồng sau khi trồng cây sắn hai tháng, sau khi dây sắn phát triển thì cắt phủ bồi. Hoặc trồng dây sắn trước vài tháng, sau đó vùi vào đất.

– Đậu ván trắng: hạt ăn được, cung cấp đạm cho đất. Trồng như cây phân xanh hoặc xen canh với cây ngô, lúa nếp…chịu hạn tốt hơn cả những cây trên.

– Đậu bướm: Bổ sung đạm cho đất, thức ăn cho vật nuôi, rễ sâu nên chịu hạn tốt, đất axit cao, cằn cỗi, dùng lấn át cây cỏ tranh,

– Đậu phộng: bổ sung đạm, phủ bồi, thức ăn cho động vật, chống xói mòn đất.

– Keo dậu: cung cấp đạm, tuy nhiên không cho lợn và ngựa ăn. Ở Úc, được dùng làm thức ăn cho bò. Phát triển nhanh nên có thể dùng phủ bồi nhiều lần.

– Cốt khí: độc với gia súc, không nên cho ăn. Về chức năng giống như các cây trên. Dùng làm thuốc trừ sâu sinh học, kiểm soạt sâu tơ, kiểm soát tẩy giun cho gia súc. Chịu được đất nghèo nèn, dùng để phục hồi đất. Tạo bóng mát cho cây cà phê, cây chè.

– Điên điển: mọc được ở những nơi ngập nước, nên có thể phủ bồi cho ruộng lúa. Tuy nhiên, rễ cạn nên cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính. Trồng riêng không nên chồng xem. Có một số loại điên điển khác có thể chồng xen canh.

– Đậu triều: cao 2-5m, trồng xen canh với cây lúa miến. Đọt non, trái cho con người ăn. Còn lại làm thức ăn cho gia súc.

– Kiều hung đầu đỏ: cây họ đậu, cung cấp N tốt, thức ăn cho gia súc, tăng sữa cho bò sữa. Rất dễ trồng

– Hồng mai: Rất dễ trồng, cây họ đậu, tạo bóng mát cho cây cà phê, trà, dứa, dâu tằm. Phát triển nhanh, vào mùa mưa, 6 tháng là có thể cắt làm phân xanh.

– Đậu ma: tạo bóng mát cho cây cà phê, trà, dứa, dâu tằm. Có thể để phủ bồi hoặc làm phân xanh. Kiểm soát xói mòn. Trái đậu cho vật nuôi ăn để tẩy giun.

– Cúc quỳ: họ cúc, giải phóng lân cho đất, tham gia kiểm soát mối, tuyến trùng.

Kết luận: Có rất nhiều phương pháp khác nhau để bổ sung dinh dưỡng cho đất trong nông nghiệp hữu cơ. Đặc điểm chung của các phương pháp này là phải tính toán được thời gian, mùa vụ hợp lý. Để chọn thời điểm trồng xen, phủ bồi… để đạt được hiệu quả mong muốn.

Nguyễn Thanh Xuân

Viện AOI (Asia Organic Agriculture Research and Development Institue)

Translate »