Kỳ 4: Đưa nhà nổi về làng Lúa mùa nổi Vĩnh Lợi

Dự án: Phục hồi hệ sinh thái lúa mùa nổi – một nền nông nghiệp sinh thái bền vững vùng Mekong

Bởi Ts. Nguyễn Văn Kiền GĐ. Mekong Organics, Trưởng nhóm dự án lúa màu nổi tại ĐHAG

Ở kỳ 3, các bạn đã nghe kể về việc đưa ánh sáng điện năng lượng mặt trời về làng lúa mùa nổi. Bà con ai nấy mừng húm, cái tối đã dần mất và thay bằng những tia sáng trắng giữa chốn bưng biền; được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông”, vì nếu máy bay mà bay ngang vùng lúa mùa nổi trong mùa lũ thì chỉ nhìn cả vùng Tứ Giác Long Xuyên như biển nước, lại có vài tia đèn sáng lên…..Bà con mừng lắm!

Ảnh: Sức sống của cây lúa mùa nổi, Phạm Duy Tiễn

Chưa hết mừng vì được có điện, thì niềm vui khác lại đến. Cụ thể là vầy, có một chuyên gia người Việt Kiều tại Canada thông qua các chương trình nghiên cứu, cô ấy đã gặp được Ths. Phạm Duy Tiễn, là thành viên của dự án bảo tồn lúa mùa nổi của nhóm chúng tôi. Cô ấy đề xuất một ý tưởng là phục dựng lại nhà nổi ở ĐBSCL để thích ứng với lũ. Ths. Tiễn mừng quá về chia sẽ lại với tôi về ý tưởng này. Tôi nghe xong, rất vui và ủng hộ 100% về tinh thần để làng lúa mùa nổi được các chuyên gia ủng hộ 1 cái nhà nhỏ để trốn mưa hoặc uống ly trà lúc nươc ngập. Có năm như 2018 nước lên cao, nhiều nhà dân ở đây bị ngập hết, dân làng phải bỏ nhà chạy về quê ở Thạnh Mỹ Tây và Đào Hữu Cảnh, Châu Phú An Giang. Vậy là cái duyên đã đến.

Ảnh: Ngôi nhà nổi trên cánh đồng lúa mùa nổi bị nhấn chìm, Phạm Duy Tiễn

Qua mấy tháng trời nghiên cứu thiết kế, Ths Tiễn cùng với team ĐH Waterloo bên Canada đã ra khung sườn; và cuối vùng ngôi nhà được phục dựng kịp trước mùa lũ 2018. Năm đó nước lên dữ lắm, tất cả lúa mùa nổi của bà con bị chìm trong nước với áp lực của mưa nhiều cùng với nước lũ đổ về nhanh. Lúa bị nhấn chìm tạm thời, nhưng sau đó lúa mùa nổi vẫn ngốc đầu sống lại mạnh phi thường. Cái nhà nổi được thiết kế đơn giản nhưng lại rất an toàn. Cảm giác ngủ trên nước nhưng lại rất ấm, vì nó an toàn. Nhe nói mô hình này đã được bình chọn là dự án hay nhất toàn cầu tại United Arab Emirates (Global Best Practice project at Expo 2020 Dubai opening today in the United Arab Emirates).

Ảnh: Cận cảnh ngôi nhà nổi, Phạm Duy Tiễn

Cả xóm ùa nhau kéo đến xem vì cái lạ. Báo chí cũng kéo nhau vào chụp hình. Các trang báo quốc tế cũng mê lắm, họ viết rất nhiều về câu chuyện nhà nổi trên làng lúa mùa nổi.

Từ đó về sau, hễ đến mùa nước nổi anh em chúng tôi có đi công tác vào vùng này, thì cái nhà nổi là nơi để uống trà và chụp ảnh lưu niệm!

Ảnh: Nước lũ vừa rút….lúa nổi lại chồi lên….

Từ ý tưởng ban đầu chúng tôi dự kiến phục hồi chỉ duy nhất hệ sinh thái lúa mùa nổi còn sót lại 42 ha tại ĐBSCL vào năm 2012. Nhưng rồi trong quá trình làm việc với các chuyên gia đa ngành đa lĩnh vực, chúng tôi đã xây dựng được 1 chuỗi dự án 3 năm với hơn 20 nghiên cứu nhỏ và ứng dụng, từ trồng tọt, chăn nuối, hệ thống canh tác, chuỗi giá trị, du lịch, nghiên cứu nghệ thuật vẽ tranh, hội họa, làm clip, nghiên cứu thổ nhưỡng, chất đất, nước, phù sa, đa dạng sinh học, cá, chim, thực vật……và nhiều chủ đề quản lý nước lũ…tổ chức các ngày hội thu hoạch lúa, những buổi định giá nông sản, liên kết doanh nghiệp và nhà buôn, và nhà khoa học vào làng (đón xem kỳ 5).

Ngôi nhà nổi là hàm số của các giá trị, trong đó giá trị nông sản được tăng lên từ một dự án nghiên cứu liên ngành, từ sự kết hợp truyền thông báo đài, tivi, kịch, hội họa, web, facebook, từ những ngày hội thu hoạch, từ những buổi định giá nông sản….và từ những hội chợ làng, những túi gạo được mang đi khăp miền đất được, thậm chí đến Úc; từ những bài báo cáo khoa học được trình bày tại các hội nghị Quốc tế tại Úc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Phillipines, Thai Lan…giá trị hạt lúa mùa nổi đã tăng từ 5000 đồng (năm 2013) – lên 14000đồng/kg (năm 2014, sau khi dự án vào cuộc), và hiện nay giá lúa được bao tiêu với mức 16.000 đồng/kg.

Qua cái nhà nổi chúng tôi sẽ chia xin chia sẻ đến quí bạn những “bay bổng” trong nghiên cứu, trong đó vai trò của khoa học xã hội nhân văn và truyền thông là chìa khóa để dẫn dắt nền nông nghiệp sinh thái vững bền! Thiếu nó, thì ngành nông nghiệp sẽ khó đi xa lắm! “Khoa học xã hội là chất dầu “bôi trơn” để bánh xe nông nghiệp chạy bền” Nguyễn Văn Kiền 25.11.2021. Đây là nhận định của tôi với gốc nhình từ một người làm nghiên cứu xã hội học nông thôn. Các bạn có thể trích dẫn dạng “personal communication”.

Ảnh: Năm anh em trên đồng lúa nổi, mùa lũ 2013, Vĩnh Lợi, Vĩnh Phước, Tri Tôn

Kỳ 5: Nhà khoa học khắp nơi về làng lúa mùa nổi -một bảo tàng khoa học nông nghiệp sống của vùng ĐBSCL

Tài liệu để tham khảo thêm!

https://uwaterloo.ca/news/engineering-research/designing-homes-float?fbclid=IwAR1qkUjZ28EzSklk6mCXQILzYkB7iU18sVx2liDKOs-UZT58IOhe-raQ8bo

https://architectureprize.com/winners/winner.php?id=3736&fbclid=IwAR02S7mJBEZ9Uwqq3gEmfs2P0vahN9XlDukfFoM1uoaH0qtsfwe6d8hQHJ0

https://www.telegraph.co.uk/global-health/climate-and-people/amphibious-homes-work-water-stay-afloat-floods/?fbclid=IwAR1a70ODpyuSb5JYgkNauMzA7_A2PqYrxEjS8ppgtOdOa1Yr6r4AUV4HA80

Translate »