Phục hồi hệ sinh thái lúa mùa nổi – một nền nông nghiệp sinh thái bền vững vùng Mekong

Kỳ 2: Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi đầu tiên tại ĐBSCL, 11/01/2021
Bởi Ts. Nguyễn Văn Kiền
Trưởng nhóm dự án “bảo tồn và phát triển hệ thống canh tác lúa mùa nổi vùng Mekong
Nhớ lại đầu mùa xuân 2014, ngày 11 tháng 1, là thời điểm thu hoạch vụ lúa mùa nổi đầu tiên trong dự án bảo tồn lúa mùa nổi ĐBSCL. Ngày hội được tổ chức tại một nơi rất xa xôi, nằm trong bưng biền của vùng rốn phèn Tứ Giác Long Xuyên, là nơi cách đây hơn 20 năm, một cuộc đại phẩu rửa phèn để trồng lúa cao sản, xuất khẩu và đáp ứng an ninh lương thực địa phương và quốc gia.

Vậy mà đến 2012, nơi đây vẫn được bà con nông dân xóm Vĩnh Lợi, Xã Vĩnh Phước, gìn giữ đúng 42 héc ta trồng lúa mùa nổi, lấp vụ các loại cây màu như khoai mì (dùng nấu ăn), củ kiệu, khoai môn, khoai cau, rau đậu, bí các loại, vậy mà sống rất khỏe thiệt.

Dự án bắt đầu được cùng thảo luận và chọn phương án 3 năm 2013-2016 hợp tác giữa Trung tâm NC&PTNT/ĐHAG với UBND Xã Vĩnh Phước, bằng nguồn ngân sách đề tài cơ sở ít ỏi của đơn vị.

Rồi, gần một năm sau khi triển khai dự án từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014, người dân và chính quyền địa phương nơi đây đang háo hứt, tò mò, mong đợi và kỳ vọng những gì dự án mang lại? Trước tiên mọi người rất vui là từ khi có dự án triển khai tại đây, xã Vĩnh Phước được cấp trên chú ý hơn, có nhiều đoàn cấp tỉnh đến thăm viếng, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và sinh viên từ các viện trường đến làm việc tại địa phương. Bộ mặt nông thôn nơi đây đã có sự thay đổi đáng kể, bà con rất phấn khởi “anh Bí Thư Xã nói”.

Để chuẩn bị ra mắt vụ thu hoạch đầu tiên nhóm chúng tôi đã thảo luận một phương án cùng với địa phương là tổ chức một ngày hội thu hoạch lúa mùa tại một buổi họp thảo luận. Nghe nói ngày hội lúa mùa ai cũng ngạc nhiên, vì có bao giờ ai tổ chức ngày hội cho thu hoạch lúa đâu? Trong lịch sử khai khẩn miền Tây chưa bao giờ có ngày hội này, trừ ngày mùng năm tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ hay ngày diệt sâu bọ). Một chú nông dân hỏi tôi ngày hội làm như thế nào vậy chú? Tôi giải thích như thế này, ở bên Úc (nơi cháu học) có 1 cái làng chuyên trồng nho làm rượu, 1 làng trồng cây cherry ăn quả, ….cứ mỗi năm họ tổ chức ngày hội cho ngành rượu, ngày hội cho ngành cherry….Dân làng khắp nơi canh nhau kéo đến du lịch tham quan, rồi thử rượu, bẻ trái cherry, ăn tại chỗ, mua đem về nhà làm quà biếu tặng. Gần đây khách du lịch từ Việt Nam sang cũng canh thời điểm có ngày hội để đi thăm viếng và thưởng thức. Vậy tại sao chúng ta không thử, biết đâu nhiều người thấy lạ sẽ đến để mua lúa và quản bá cho bà con. Nghe có lý, anh bí thư xã (ÚT Ban) Chủ tịch xã (Anh Văn) và các anh đoàn thể mặt trận (Anh Minh), phụ nữ, thanh niên, cán bộ nông nghiệp (Kỷ sư Ràng), hội nông dân (Anh Đàn), công an,…rất đồng ý, và cả nhóm cùng nhau lên Kế hoạch cho ngày hội đầu tiên tại Vĩnh Phước.

Chúng tôi cùng nhau chuẩn bị đến nữa đêm để chà gạo đóng gói chuẩn bị có 1 sản phẩm gạo để tặng và bán cho du khách. Chị tịch xã Anh Văn đi chà gạo từ Ba Chúc đem xuống hội trường UBND xã, Bí Thư Út Ban, Mặt Trận anh Minh, công an, bộ đội, và các đoàn thể xã, người lo mượn chẹt, mượn võ lãi, người thì lo chuẩn bị nấu ăn, tát mương bắt cá lóc đồng làm khô cá lóc, chuẩn bị trâu kéo lúa, máy đèn chạy phát điện để làm dàn âm thanh phục vụ đàn ca tài tử, cây nhà lá vườn. Tôi ấn tượng hai vợ chồng anh Năm Chống, là 2 vọng ca ấm áp, vợ chú Tư Khâu có vọng ca thanh thoát, và anh PCT xã là một MC tuyệt vời……, anh ấy trình bày qui trình bảo tồn lúa mùa nổi như một MC chuyên nghiệp.

Còn nhóm anh em khoa học thì liên tục email điện thoại nhận tin nhắn đăng ký tham dự ngày hội từ những khách ở rất xa, có người đến tận thủ đô Hà Nội, là các tổ chức quốc tế, các nhà môi trường, các tổ chức NGOs, các cơ quan cấp bộ NN&PTNT thường trú tại Miền Nam, các nhà lãnh đạo tỉnh AG, tỉnh lân cận như Kiên Giang, Đồng Tháp cũng sang dự, rồi các Doanh nghiệp tiêu thụ gạo, các cụ lão thành, ông ty lữ hành du lịch, và người nông dân trong làng. Chúng tôi đếm có trên 200 người đến dự tại hôm đó, còn hơn 1 cái đám cưới ở quê nữa. Ai cũng ấn tượng, ra về và mua 1-2 túi gạo đem về ăn tết. Có người kể với tôi là mấy chục năm nay chưa được ăn lại gạo này, anh ấy giữ đến đúng ngày mùng 1 tết để gia đình anh ấy họp mặt để nấu nồi cơm Gạo Lúa Mùa Nổi là mọi người ghiền liền (một anh cán bộ bên thị xã Hồng Ngự của Đồng Tháp kể lại), và chính anh ấy là người vận động UBND Thị Xã Hồng Ngự triển khai thử nghiệm trồng lúa mùa nổi ở quê anh sau này.

Bà con, phụ nữ, thanh niên, trẻ em trong làng (chỉ có khoảng 8 nốc nhà, nhưng hơn 30 nhân khẩu) chạy võ lãi đến điểm nhà chú Tư Hào (là căn cứ bảo tồn lúa mùa nổi), từ đêm trước. Người thì che rạp đón khách, người thì nhổ rau đồng, bắt cá đồng, để chuẩn bị bữa trưa ngày hội….và đúng là lần đầu tiên tôi được ăn món cháo gạo lúa mùa nổi với khô cá lóc do các anh xã Vĩnh Phước làm quá tuyệt, nhớ hoài.

Tivi báo đài địa phương, trung ương thì lo ra đồng quay phim phỏng vấn các lão nông, phỏng vấn các vị lãnh đạo địa phương, phỏng vấn nhà khoa học, và người nông dân. Tôi chưa bao giờ thấy việc bảo tồn cây lúa mùa nổi lại thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến như vậy. Đây là một niềm vui mà nhóm nghiên cứu chúng tôi không thể tả hết được. Phần này tôi để cho các thành viên nghiên cứu và những anh em tham gia ngày hội diễn tả sẽ hấp dẫn hơn. Nhớ cảnh bắt chuột đồng nướng lữa than vàng hựt, uống với ly rượu đế nấu từ gạo lúa mùa nổi nóng hỏi đã một cái luôn. Và chính niềm vui đó, tôi đã ngủ trên cái võng bên hè nhà chú Tư Hào, cho đến tôi tĩnh dậy, thì ghe xuồng, chẹt, loa kèn tróng…đã được trả về chủ nhân…và đó là cái duyên của cây lúa nổi theo mãi….Sau năm đó, chúng tôi duy trì thường lệ bằng cách hai năm tổ chức ngày hội 1 lần, và hàng năm có khaorng 30 sinh viên đến từ Đại học Quốc Gia Úc trong chương trình Vietnam Field School đến làng lúa mùa nổi Vĩnh Lợi để học tập trãi nghiệm, đến ghé thăm vùng này, và câu chuyện ăn thịt chuột với cơm lúa mùa nổi khi đến ĐBSCL được các em sinh viên Úc kể nhau khi trở về nước Úc.

Còn tiếp kỳ 3, 4, 5,6…….mời đóin xem!