Phạm Thanh Hải – Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ

Home Forums Self-introduction Phạm Thanh Hải – Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ

Viewing 0 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5296
      Dong Nguyen
      Moderator

      <p style=”text-align: center;”>Từ Sinh thái học nông nghiệp, Nông nghiệp bền vững đến Nông nghiệp hữu cơ.

      Trồng xen - NVCARD
      Ảnh: Trồng xen – NVCARD
      <p style=”text-align: center;”>« »

      Năm 1979, khi công tác tại Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tôi được giao xây dựng nội dung chương trình môn học Sinh thái học nông nghiệp cùng với Thầy Trần Đức Viên (sau này là Hiệu trưởng và hiện nay là Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Trong 2 năm, chúng tôi đã theo học Sinh thái học thực vật tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Sinh thái học động vật tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chương trình, bài giảng “Sinh thái học nông nghiệp” đã nhận được nhiều ý kiến quan trọng từ GS.TS Đào Thế Tuấn, GS Lê Duy Thước, Nguyễn Viết Tùng, Trần Đức Hạnh, Phạm Chí Thành và rất nhiều thầy, cô từ các viện, trường đại học. Đối với chúng tôi khi đó, với sinh thái học nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp được nhìn với một quan điểm rộng hơn, toàn diện hơn trong mối quan hệ giữa cây trồng với nhau, với hệ động thực vật trong khu vực sản xuất và tương tác với môi trường tự nhiên để tạo ra năng suất. Những biện pháp kỹ thuật không chỉ dành riêng cho cây trồng chính mà cần tạo nên một môi trường để hệ sinh thái đồng ruông phát triển bền vững, đó cũng là cơ sở để tối ưu hóa năng suất cho cây trồng. Nhưng sau 1975, Việt Nam rất khó khăn và nền nông nghiệp lấy năng suất làm trọng tâm được ưu tiên.
      <p style=”text-align: center;”>« »

      Ảnh: Bill Mollison_Dai cuong ve Nong nghiep ben vung

      Năm 1990, tôi tham gia dự án về Nông nghiệp bền vững (Permaculture) của VACVINA do QSA tài trợ. Tại khóa học TOT về nông nghiệp bền vững, tôi rất may mắn và biết ơn vì được học Bill Mollison và Rosemary Morrow, những người thầy tuyệt vời của tôi về Nông nghiệp bền vững, đặc biệt là những kiến thức cơ bản về sử dụng đất hiệu quả như thiết kế vườn, kết hợp giữa trồng rừng, chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt, đó cũng là những nguyên lý rất quan trọng để giải thích và nâng cao hiệu quả của mô hình VAC một ví dụ rõ nét về mô hình kinh tế tuần hoàn của Việt Nam. Bruce Charles “Bill” Mollison đã mất năm 2016, còn Rosemary Morrow hiện vẫn đang giảng dạy các khóa học về Permaculture cho các nước trên thế giới. Rosemary nói với chúng tôi rằng: “Những người làm vườn Việt Nam là những người làm vườn giỏi nhất, những kinh nghiệm của họ là những ví dụ rất điển hình của Permaculture”. Dự án này đã đóng góp quan trọng để phát triển kinh tế VAC một cách hiệu quả.

      Ảnh: Rosemary Morrow
      <p style=”text-align: center;”>« »

      Năm 2008. Sinh thái học nông nghiệp, Nông nghiệp bền vững là những động lực quan trọng khi tôi làm lãnh đạo ở Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ đã quyết định tiếp nhận ngay Khóa học TOT về nông nghiệp hữu cơ dài 5 tháng đầu tiên tại Việt Nam do ADDA tài trợ. Điểm rất đặc biệt của khóa học này là sự kết hợp rất chặt chẽ của học lý thuyết với thực hành kiến thức tại trại trường. Và thực hành giảng dạy NNHC tại các FFS gắn với xây dựng mô hình sản xuất và xây dựng các nhóm nông dân sản xuất hữu cơ tại 5 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Lần đầu tiên việc kết hợp những kiến thức kỹ thuật với kiến thức xã hội, kiến thức thị trường được định hướng và nhìn thấy rõ nét, mở đầu cho một xu hướng đào tạo cho nông dân cùng lúc về kỹ thuật, thị trường và xây dựng tổ chức, hệ thống. Tôi rất tự hào về những giảng viên xuất sắc của khóa học này còn đang công tác là TS. Trần Thị Thanh Bình COA và Thầy Lê Trung Hưng – Hiệu trưởng NVCARD, và những học viên sau này là các giảng viên nông dân như Anh Nghị, Anh Ngọc, Anh Thắng (Thanh Xuân-Sóc Sơn Hà Nội).

      Ảnh: Hoi nghi dau bo NVCARD
      <p style=”text-align: center;”>« »

      Năm 2021. may mắn với tôi khi đến với khóa học của Mekong Organics, được nghe những bài giảng rất tuyệt vời, rất chất lượng của các Thầy từ Việt Nam, các Thầy từ Úc và những chia sẻ hết sức giá trị từ các bạn cùng lớp, những người thầy thực tế và nhiệt huyết của tôi. Cảm ơn Chương trình, cảm ơn Thầy Kiền và các Thầy, Cô đã tổ chức khóa học này và tôi muốn dành lời cảm ơn cho một trong những người thầy tuyệt vời ấy là Alan Broughton, phải nói rằng mỗi bài giảng về nông nghiệp hữu cơ của Thầy đều có vẻ đẹp riêng, không chỉ là kiến thức, thông tin từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ là kinh nghiệm của cả cuộc đời, không chỉ là cách truyền đạt cô đọng, tâm huyết và giản dị mà đó là sự hòa quyện tất cả vừa đủ để truyền cảm hứng về nông nghiệp hữu cơ một cách tự nhiên, thẩm thấu trong mỗi người kể cả tôi, để tự sáng lên ngọn lửa nhiệt tình cho một nền nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.

      Ảnh: Vườn rau Hữu cơ NVCARD
      <p style=”text-align: center;”>Phạm Thanh Hải

      <hr />

      Bài viết đăng theo nội dung ủy nhiệm từ thày Phạm Thanh Hải

      • This topic was modified 1 year, 11 months ago by Dong Nguyen.
      • This topic was modified 1 year, 11 months ago by Dong Nguyen.
      • This topic was modified 1 year, 11 months ago by Dong Nguyen.
      • This topic was modified 1 year, 11 months ago by Dang Nguyenminh.
      Attachments:
      You must be logged in to view attached files.
Viewing 0 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »