Home › Forums › Organic Trainning › Buổi 53 [9.12] Rau hữu cơ ở bang Victoria, Úc.
- This topic has 4 replies, 2 voices, and was last updated 1 year, 9 months ago by
Đại Phan.
-
AuthorPosts
-
-
25 February, 2022 at 23:51 #5941
Phuong Pham
ModeratorChương 9: Thực hành canh tác, chế biến, chứng nhận và thương mại hữu cơ tốt nhất số 1
Bài 12: Rau hữu cơ ở bang Victoria, Úc.04.03.2022 Giờ: 3.00 – 6.00 (Hà Nội), 7.00 – 10.00 (Canberra)
Ngôn ngữ: Tiếng Anh. Phiên dịch bởi Phạm Tấn ĐạtĐược trình bày bởi
Cô Liz Clay, Baw Organics, Victoria, Úc
File bài giảng:Attachments:
You must be logged in to view attached files. -
6 March, 2022 at 01:56 #5982
Đại Phan
ModeratorTổng hợp câu hỏi
Bài 12: Rau hữu cơ ở bang Victoria, Úc.
Ngày: 04/03/2022
Câu hỏi tổng hợp từ google form
1. Đất ở vườn tôi là đất sét, khi mưa kéo dài (dù nhỏ) cũng làm đất nhão bết rễ nên cây không phát triển. Xin được giảng viên chia sẻ kinh nghiệm?
2.Mong muốn được hướng dẫn cụ thể về sử dụng phân xanh? Và kinh nghiệm ủ phân compost qui mô nhỏ?
3. Cô có kế hoạch trồng rau như thế nào để vừa đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường và đảm bảo tính thời vụ và yêu cầu ngoại cảnh phù hợp với từng loại rau khác nhau? Các loại cây trồng ăn quả như dưa lưới, dưa lê tại farm có chế biến không?
4.Làm thế nào nông dân với trang trại nhỏ giảm được chi phí chứng nhận hữu cơ?
5. Việc canh tác hữu cơ có bị ảnh hưởng nhiều do thời tiết đến sản lượng và chất lượng nông sản hay không (bạn được mùa, năm mất mùa)? Nếu bị ảnh hưởng thì cách hạn chế là gì. Canh tác nghịch mùa có được áp dụng và ủng hộ tại Úc nói chung và tiêu chuẩn hữu cơ Úc nói riêng hay không?
6.Làm thế nào để sản xuất hữu cơ với những trang trại nhỏ, trong bối cảnh những nhà lân cận đang dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học?
7.Làm sao để loại bỏ tuyến trùng gây hại ra khỏi khu đất mình trồng cây?
8. Nguồn giống cô chọn lựa thế nào để có thể đạt tiêu chuẩn giống organic ví dụ như quả ớt xanh?
9. Biện pháp quản lý bệnh héo xanh vi khuẩn trong sản xuất rau hữu cơ?
10. Làm thế nào để cộng đồng trồng hữu cơ của bạn tìm kiếm và thu hút mọi người quan tâm đến, sử dụng sản phẩm, đến phiên chợ nông dân trong giai đoạn đầu. Bạn đã làm những hoạt động gì để người tiêu dùng hiểu được giá trị nông sản bạn làm ra khác với nông sản ở siêu thị? -
6 March, 2022 at 01:59 #5983
Đại Phan
ModeratorCâu hỏi thảo luận
I. Bạn đã từng trồng cây phân xanh chưa?
– Bạn sử dụng loại cây nào?
– Làm sao để quản lý/tiêu hủy khi cần thiết?
– Những kết quả tốt và không tốt nào bạn đã đạt được?
Các ý kiến thảo luận:
1. Cô Hạnh
a. Cỏ ruzi
– Sử dụng phủ gốc cây trồng, dùng vi sinh vật phân hủy hữu cơ trả về đất
– Chịu giẫm đạp, chống xói mòn, cải tạo đất thoái hóa.
b.Cỏ voi
– Sử dụng phủ gốc cây trồng,
dùng vi sinh vật phân hủy hữu cơ trả về đất
– Cỏ bản địa, phá đất thoát nước, nơi trú ngụ cho côn trùng, nhược điểm khả năng tái sinh bằng mắt mạnh.
c.Chuối
– Sử dụng phủ gốc cây trồng, dùng vi sinh vật phân hủy hữu cơ trả về đất
– Che phủ quanh gốc cây trồng chính tăng cường khả năng chịu hạn
d.Đậu xanh
– Sử dụng phủ gốc cây trồng, dùng vi sinh vật phân hủy hữu cơ trả về đất
– Cố định đạm, cạnh tranh cỏ dại
e.Muồng hoa vàng
– Sử dụng phủ gốc cây trồng, dùng vi sinh vật phân hủy hữu cơ trả về đất
– Cố định đạm tốt, có cảnh quang, nhưng khả năng chịu hạn kém
2.Anh Vũ
– Trồng cây ngắn ngày và dài ngày.
– Ủ phân hữu cơ trước, làm giảm mầm bệnh, tạo chuyển hóa hữu cơ hiệu quả cho cây dễ hấp thụ.
– Tạo môi trường căn bằng sinh thái, có môi trường và nơi trú ngụ của côn trùng và thiên địch.
3.Anh Đạt – Cây trồng chủ lực là rau
a.Cỏ bản địa
– Cỏ mọc tự nhiên, để cỏ lên sau đợt thu hoạch, sau đó cắt che phủ, phủ bồi thêm rơm tươi.
– Cỏ bản địa phát triển ngẫu nhiên có một số loài không mong muốn(cỏ cú, cỏ chỉ) làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng chính.
b.Đậu xanh
– Gieo hạt, cây phát triển đến ra hoa, cài vùi
– Có khả năng thích nghi tốt với môi trường, hệ rễ nhiều, tăng cường cải tạo đất tốt
c.Rau muống
– Trồng rau để thu hoạch, phần dư thừa làm phân xanh cung cấp lại cho ruộng.
– Phục hồi và giữ cho hoạt động của VSV được tốt, tận dụng VSV bảng địa, từ trùn quế, ủ phân hữu cơ.
4.Cô Nhung
– Cây nho nhe Đậu
– Trồng tới khi ra hoa và chôn vùi, dùng Vi sinh bảng địa phân hủy và cải tạo đất.
5.Tôi đã từng trồng cây phân xanh. Cây phân xanh thường được trồng luân canh, xen canh cùng cây trồng chính. Khi cây phân xanh được cày vùi vào đất sẽ làm tăng dinh dưỡng cho đất.
6.Mình để cỏ, thả lục bình, trồng cây chùm ngây . Thời gian tới sẽ phối hợp trồng cây đậu xanh.
– Dùng máy phác cỏ, cách gốc cây tối thiểu 5cm. Lục bình thì vớt phơi khô rồi phủ lên đất.
– Hệ vi sinh đa dạng, đất ẩm và tơi xốp hơn, có nhiều nấm màu mảng trắng gần giống dạng tricoderma, có giun đất và côn trùng nhiều. Một số vùng đất có sậy nhiều và ăn sâu, một số loại dây leo phát triển nhanh nên tốn công tiêu hủy nhiều hơn .
7.Lục bình, bèo tai tượng,;đậu bếp, đậu dại; đậu hà lan
– Cắt tỉa và phủ bồi đất hay tủ gốc cây ăn trái và hoa kiểng
– Tăng lượng phân hữu cơ cung cấp cho cây trồng, giữ ẩm, đa dạng hệ sinh vật đất như giun đất. Khó khăn: cây trồng hấp thu dinh dưỡng với thời gian lâu hơn, quản lý cỏ dại tốn nhiều công lao động, xử lý sâu bệnh cây trồng khó.
8.Cỏ đậu dại, rau chay, đậu đen
– Quản lý hiệu quả nhất là hạn chế tác động hóa chất, thuốc trừ sâu đến chúng. Chỉ tác động theo hướng thủ công: cắt, dọn
– Mặt tích cực là đất duy trì độ ẩm tốt, hạn chế xói mòn. Còn hạn chế là phải duy trì độ xanh tươi và tích cực dọn để tái tạo đất liên tục -
6 March, 2022 at 02:01 #5984
Đại Phan
ModeratorCâu hỏi thảo luận
II. Bạn đã từng bán nông sản của bạn theo những cách nào mà bạn cho là hiệu quả?
Các ý kiến thảo luận:
1.Thời gian đầu làm dự án, bán cho thương lái (bán hôm nay, hôm sau mới nhận tiền → phụ thuộc vào thương lái). Mặt khác, có giới thiệu thông qua các mạng xã hội (Facebook, Zalo,…), ở những tài khoản uy tín để đảm bảo. Sau 3 năm, các nhóm nông dân đã đáp ứng được các yêu cầu và tự bán được sản phẩm của mình. (Cô Bình)
2.Đối với Vinasamex, xuất sĩ, hoặc bán lẻ trên Fanpage, và các trang thương mại điện tử. Tập huấn hộ sản xuất để viết câu chuyện sản phẩm để có thể bán hàng online. Mặt khác, mở thêm các điểm bán hàng. (Chị Liên)
3.Không đủ hàng để bán. Ban đầu, gửi biếu bạn bè (lựa chọn khách hàng để đảm bảo uy tín). Sau này, hàng sử dụng được nên khách hàng tự liên hệ đặt mua. Giá bán tương đối tương đồng với giá ở siêu thị. Không thay đổi giá, dù giá ở siêu thị có tăng lên hay giảm xuống. Ngoài ra, khi có hàng, vẫn đăng lên Facebook. Sản phẩm trồng thuận tự nhiên, chưa phải hữu cơ. (Cô Vân)
4.Đang bán Bơ và Sầu Riêng sạch (biết nguồn gốc sản phẩm mới thu mua) ở Đăk Lak. Câu chuyện: từ bỏ pepsi và chuyển sang bán Bơ (năm 2010). Đầu tiên, bán từ các điểm chợ, bán ký gửi. Sau đó, chuyển sang bán cho các cửa hàng trái cây. Thời điểm đó bán được 500kg – 1 tấn. Hiện tại, bán hơi chậm. Về Sầu Riêng, đa phần bị xử lý thuốc từ lúc ra hoa, cả sau khi đậu trái. Nên thu mua, chỉ chọn mua Sầu Riêng tự rụng. Hiện tại, mạnh nhất là bán nguyên liệu sầu riêng để làm bánh. Điểm khó khăn nhất: biết cách vượt qua từ chối. Ngoài ra, mình có dám đối mặt với khách hàng để bán sản phẩm. Sale offline vẫn tốt, nhưng online vẫn có những ưu điểm. (Anh Hoàng)
5.Cà Phê Xì Phố – bán với các kênh khác nhau, tập trung vào chất lượng sản phẩm và đánh vào phân khúc cao cấp. Tự xây dựng thương hiệu, minh bạch tất cả thông tin về quá trình sản xuất. Ban đầu, về làm nông năm 2016, trồng tiêu. May mắn, có khách hàng ở Mỹ, nên học được cách làm từ khách hàng này. Làm chuyên nghiệp và chia sẻ mọi thông tin với người tiêu dùng. Họ làm Fanpage để khách hàng đánh giá chất lượng. Mình cũng tham gia vào Fanpage để nắm thông tin và hiểu đánh giá của họ. (Anh Dũng)
6.Bán trực tiếp tại địa phương, bán online qua mạng xã hội, chợ truyền thống, bán cho người quen ở thành phố lớn.
7.Bán trực tiếp cho thương lái nên thường bị ép giá.
8.Dịch Covid-19 khiến hoạt động mua bán, kinh doanh các mặt hàng nông sản bị gián đoạn. Theo đó, lựa chọn kinh doanh online zalo, facebook, kinh doanh qua sàn thương mại điện tử, đã giúp được nhiều doanh nghiệp đã đứng vững trong bối cảnh dịch bệnh, tạo doanh thu ổn định -
6 March, 2022 at 02:03 #5985
Đại Phan
ModeratorCâu hỏi thảo luận
III. Bạn quản lý cỏ dại như thế nào?
Các ý kiến thảo luận:
1.Anh Hoàng (làng Sinh thái Chư Mom Ray): cỏ, che phủ tươi và che phủ khô do đó cần quan sát đất canh tác của mình đặc biệt khi điều kiện khắc nghiệt để duy trì cỏ tồn tại trên đất quanh năm. mùa khô để cỏ sống, Khi cỏ khô cháy thì duy trì ẩm cho cỏ, không nên cắt/phát cỏ sát đất mà nên chừa 1 đoạn, phần cỏ bị cắt có thể cung cấp dinh dưỡng cho đất. trồng các cây đồng hành để hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
2.Anh Đặng Văn Trọng: chừa các loại cỏ có kiểu rễ khác với rễ của cây trồng của mình để chúng có thể lấy nước mà không cạnh tranh với cây trồng của mình. những loại cỏ cạnh tranh ánh sáng thì mình cắt bớt và ủ lại gốc để thu hút thiên địch. quan sát các loại cỏ có nốt sần và ưu tiên các loại cỏ này vì chúng có vi khuẩn cố định đạm có lợi cho cây trồng.
3.Vương Tiến: Em đang trồng ngô nếp, lạc, đỗ tương bản địa, em sẽ xử lý cỏ dại bằng cách cắt cỏ dại đi và để cỏ dại khoảng 3 đến 5cm
4.Chị Diệu Thảo: thông thường làm lúa thì nông dân quản lý cỏ bằng tay, mùa khô thì để cỏ để chúng giữ ẩm cho đất
5.Nguyễn Thị Quỳnh: Mùa hè ít mưa em để cỏ không phát, vào mùa mưa thì khi cỏ phát triển khá nhanh thì nếu cỏ mọc cao quá tầm cây non cần để phát triển thì em sẽ cắt bớt lại hạ thấp xuống ạ. Trong vườn rau của em cũng có dùng gà nuôi và thỏ để xử lý cỏ cuối vụ rau và cung cấp phân vào vườn ạ.
6.Anh Nguyễn Minh Tâm: thông thường em để rau chung với cỏ, rau thì thu hoạch, cỏ thì nhổ cỏ phủ lên luống rau để giữ ẩm.
7.Anh Đặng Công Kiên: sử dụng biện pháp che phủ để quản lý cỏ dại, quản lý cỏ bằng mô hình Gà – Cỏ; đối với rau có thể sử dụng cỏ Flativer để chia sẽ.
8.Chị Đào Thị Mai Hồng: theo em nghĩ, để quản lý cỏ dại được tốt thì đầu tiên mình cần phải nhận dạng được loại cỏ dại, dựa vào các giai đoạn của cây để xác định thời điểm làm cỏ để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng đối với cây trồng, sử dụng giống sạch (không lẫn hạt cỏ)….
9.Trồng cỏ đậu để cây che phủ đất, hạn chế cỏ dại mọc lên. Dùng tay, máy cắt dọn cỏ để vườn thông thoáng và tạo điều kiện cho cỏ đậu phát triển, vừa tạo thêm phân hữu cơ cho đất.
10.Phác cỏ định kỳ, đôi lúc theo cảm quan, thấy cỏ cao và nhiều thì phác bớt.
11.Dùng bao nilon trùm trên chỗ cỏ dại cho không mọc được.
12.Để những loại cỏ có bộ rễ cọc, và át đất, những loại cỏ khác phát triển cao thì nhổ bỏ.
13.Tôi để chúng mọc tự do khi cây lớn, và dùng xác bả thực vật che đậy đất khi cây trồng còn nhỏ.
14.Để quản lý cỏ dại kết hợp các phương pháp: Biện pháp cơ học, sử dụng giống sạch, ngăn ngừa cỏ xâm nhập qua phân bón, công cụ lao động, gia súc; sử dụng côn trùng diệt cỏ dại, sử dụng các chế phẩm từ nấm, trồng cây cạnh tranh (thảm thực vật) như thanh thất, cốt khí…Xới đất làm hạt cỏ dại bị vùi chôn, ngăn cản ánh sáng mặt trời, từ đó ngăn cản sự nảy mầm của hạt cỏ. Biện pháp này có thể kết hợp với vùi bón phân để tiết kiệm công sức, đồng thời cũng phá bỏ lớp váng đất mặt giúp đất thông thoáng và cây trồng hút chất dinh dưỡng tốt hơn.
-
-
AuthorPosts
- You must be logged in to reply to this topic.