Buổi 50 [9.9] Sản xuất quế hồi hữu cơ

Home Forums Organic Trainning Buổi 50 [9.9] Sản xuất quế hồi hữu cơ

Viewing 3 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5879
      Phuong Pham
      Moderator

      Chương 9: Thực hành canh tác, chế biến, chứng nhận và thương mại hữu cơ tốt nhất số 1
      Bài 9: Sản xuất quế hồi hữu cơ ở Miền Bắc Việt Nam.

      25.02.2022 Giờ: 3.00 – 6.00 (Hà Nội), 7.00 – 10.00 (Canberra)
      Ngôn ngữ: Tiếng Việt

      Được trình bày bởi
      Ông Nguyễn Thị Phương Liên, Vinasamex.
      File bài giảng:

      • This topic was modified 1 year, 9 months ago by Phuong Pham.
      Attachments:
      You must be logged in to view attached files.
    • #5951
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận

      I. Đơn vị bạn đã có chứng nhận Hữu cơ chưa/ tiêu chuẩn thị trường nào? chứng nhận cho farm của đơn vị hay farm liên kết?
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Chị Lê Thảo Hương – sản xuất dứa: ý tưởng dứa hữu cơ cách đây 10 năm nhưng chưa làm được vì hiện tại phải dùng đất đèn để kích thích sự ra hoa (nếu không thì chỉ có 1 lứa sản phẩm vào tháng 7). Hiện tại đang cố gắng giảm việc sử dụng hóa chất. Hiện đang mong muốn sản xuất hữu cơ nhắm vào thị trường nội địa. Hiện chưa tìm được đơn vị tư vấn phù hợp để hỗ trợ kỹ thuật. 
      Tư vấn từ cô Nhung: tương tự như Vinasamex, mình nên tìm được chuyên gia kĩ thuật để nhận được tư vấn về cách kích thích sự ra hoa bằng phương pháp khác. 
      2. Anh Vũ Đình Cường -Cty Tập Đoàn Trân Châu: chủ yếu sản xuất tiêu,… có sản xuất hồi và quế vài năm đổ lại đây. Thị trường chính là Trung Đông, Nhật… Ở thị trường Trung Đông, cần có thêm chứng nhận halal bên cạnh chứng nhận hữu cơ. Ở khu vực này, cần nghiên cứu thêm về vấn đề tôn giáo của thị trường. Với hồ tiêu, liên kết 1000ha với 400 nông hộ. Ở đây, vì nông dân là người kinh nên cách thức làm việc tương đối dễ hơn so với nông dân là đồng bào như ở Vina Samex. Nông dân ở đây chủ động hơn. Điểm giống với Vina Samex là cần xây dựng đội ngũ hỗ trợ nông dân. Đội ngũ này vừa đồng hành và kiểm soát nội bộ. 
      Bổ sung từ cô Liên Vina Samex: mạng lưới kiểm soát nội bộ để hỗ trợ kiểm tra chéo. Cần đảm bảo việc người tư vấn sản xuất không phải là người kiểm soát hay thanh tra. Chú ý: việc kiểm soát farm của mình sẽ dễ dàng hơn với việc kiểm soát farm liên kết. 
      3. Thầy Phạm Thanh Hải: đang liên kết với số lượng đông dân tộc thiểu số. Câu hỏi đưa ra cho cô Liên: 
      – Động lực để làm việc với người dân tộc là gì, Làm thế nào để duy trì động lực này? Làm thế nào để tạo động lực cho người nông dân?
      Trả lời: động lực cần được truyền thông nội bộ. Đúng là việc làm việc ở vùng sâu vùng xa thì không dễ dàng. Ví dụ việc tổ chức các buổi tập huấn cho bà con, thì gặp rất nhiều khó khăn trong những việc đơn giản nhất. Điều mình cần là hiểu việc quan trọng của việc xây dựng chuỗi giá trị
      Với động lực cho người nông dân. mình cần làm việc từ trên xuống dưới. Cần làm việc với chính quyền để truyền thông với người nông dân. 
      – Giữa các nhóm dân tộc thì nhóm nào dễ làm việc hơn 
      Trả lời: khó khăn là trình độ văn hóa của nhóm dân tộc. Có thể ở những nơi người ta chưa có điều kiện đi học và gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Tuy nhiên, mình cần sự kiên nhẫn với người nông dân. Từ từ giúp đỡ họ. 
      Bổ sung từ cô Nhung với anh Cường: cần chữ nhẫn và đạo đức nghề nghiệp trong công việc hợp tác với người nông dân.
      – Làm thế nào để cân bằng với tập tục của nhóm người dân tộc. Vì mỗi dân tộc sẽ có sự tập tục riêng. 
       Trả lời: với nhóm người nông dân chưa có nhiều kinh nghiêm thì dễ làm việc hơn với nhóm người đã có kinh nghiệm. Điều quan trọng ở đây là kiên nhẫn với người nông dân. 
      4. Ở công ty hiện tại đã có chứng nhận hữu cơ (Canada và EU Organic), tất cả đều chứng nhận với farm liên kết
      5. Đã có chứng nhận hữu cơ. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ. EU. Trung đông. Mô hình liên kết

    • #5952
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận

      II. Các khó khăn bạn gặp phải khi xây dựng quy trình chứng nhận và triển khai tại đơn vị?
      Các ý kiến thảo luận:
      1.Những khó khăn đầu tiên như vận động sự quan tâm của chính quyền địa phương để hỗ trợ trong việc cấp đất, tạo điều kiện tham gia hội chợ. Về mặt sản xuất, bà con còn thói quen sử dụng thuốc trừ cỏ nên cần thời gian thuyết phục để thay đổi. Về chứng nhận, thì cần phải có kinh phí để tái chứng nhận thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài. Cần sự công nhận đến từ tổ chức IFOAM để giúp PGS VN có giá trị quốc tế để vừa giảm chi phí vừa tăng tiếp cận thị trường. (Cô Thoàn)
      2.Nhận thức của người dân là một trong những khó khăn, phải hướng dẫn kĩ càng qua một thời gian dài. Đã chứng nhận hữu cơ cho nhiều vùng, tuy nhiên nhận thức đặc biệt là người dân tộc miền núi. Bên cạnh đó, đầu ra cũng là một khó khăn. (Thầy Nhật)
      3.Đó là thay đổi tập quán canh tác của nông dân, chuyển giao kĩ thuật, theo dõi sản xuất.
      4.Khó khăn: hầu hết là người lớn tuổi, nhận thức và áp dụng quy trình canh tác chưa đồng nhất.
      5.Chưa hiểu rõ quy trình chứng nhận, mất nhiều thời gian và chi phí cao; thiếu chính sách hỗ trợ thiết thực từ nhà nước,…
      6.Chưa có hỗ trợ kinh phí từ các nguồn.
      7.Chi phí test mẫu đất, nước, chi phí chứng nhận cao, chưa tìm được đầu ra sản phẩm.
      8.Khó khăn khi xây dựng quy trình chứng nhận và triển khai tại đơn vị:
      – Tâm lý ngại thay đổi: Khó khăn thường gặp phải nhất là tâm lý ngại thay đổi thói quen để tiếp nhận cái mới. Khi thay đổi quá nhiều thứ để có thể tiếp nhận một tiêu chuẩn mới thì doanh nghiệp sẽ có tâm lý sợ mất đi những giá trị hiện đang có, tốn kém thời gian để có thể đổi mới.
      – Khó khăn trong xây dựng hệ thống tài liệu
      – Không biết khi nào được chứng nhận: Với những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập và thiếu kinh nghiệm trong quản lý nếu không có sự hỗ trợ bởi các chuyên gia tư vấn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng không có kế hoạch và định hướng một cách rõ ràng. Việc triển khai xây dựng quy trình chứng nhận và triển khai tại đơn vị không hiệu quả có thể vô tình khiến cho doanh nghiệp tạo thêm khó khăn cho mình, không thể biết được bao giờ sẽ được chứng nhận hữu cơ, đạt các tiêu chuẩn…

    • #5953
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận

      III. Bạn có chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu như thế nào?
      Các ý kiến thảo luận:
      1.Vào các Group  nông nghiệp Làng sinh thái để tiếp cận với các thị trường mục tiêu, hoặc tiếp cận các khách hàng quen biết riêng; HTX cũng đang tiếp cận các cách làm truyền thông và có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. (Anh Kiên)
      2.Thị trường mục tiêu là nông có hiểu biết thực hiện quảng bá trực tiếp và sử dụng truyền thông để hướng nông dân có thể quảng bá. (Quốc Lập)
      3.Thị trường mục tiêu là thị trường tiềm năng mang lại hiệu quả tốt nhất cho người nông dân: In bài có giới thiệu mô hình và đặc điểm nỗi bật, tiến bộ mới của mô hình so với cách làm trước đây; chụp hình sản phẩm đăng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. (Trần Thị Ngọc Đồng)
      4.Chưa có chiến lược tiếp cận thị trường chỉ bán cho thương láy và người tiêu dùng. (Chị Hiền)
      5.Làm cho đối tác tin mình làm thật và chữ tín là quan trọng nhất. (Anh Kiền)
      6.Làm mô hình trình diễn thực tế mời bà con nông dân để giới thiệu sau đó tổng kết hiệu quả thì đây là chiến lược tiếp cận hiệu quả; ngoài ra kết hợp các kên truyền thông báo đài, truyền hình để tiếp cận thị trường. (Nhẩn Đoàn)
      7.Nông dân liên hệ thương láy; làm nhãn rau an toàn theo dự án… thì sản phẩm bán tốt; khó khăn trong việc bán khoại sọ là việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm vào thị trường khó tính. Do đó thành lập HTX, dán nhãn mác cho sản phẩm,… thì sản phẩm sẽ có thị trường tiêu thụ tốt. (Anh Thảnh)
      8.Hiện tại nhờ vào giá trị chất lượng của sản phẩm nên sản phẩm được khách hàng tự giới thiệu với nhau, quản cáo trên các nền tảng thương mại điện tử, tiếp thị trực tiếp đến các khách tiềm năng.
      9.- Tìm hiểu thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng sản phẩm mục tiêu của người tiêu dùng;
      – Tạo nhận thức về sản phẩm cho khách hàng.
      – Xây dựng nhiều kênh phân phối sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng; tìm hiểu xem khách hàng nào là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng,… để sản xuất sản phẩm cho phù hợp về chất lương và giá cả,….
      10.+ Bước 1 – Thực hiện một danh sách mong muốn: Cần xác định cụ thể phạm vi địa lý, loại hình doanh nghiệp hoặc các khách hàng cụ thể để xác định mục tiêu rõ ràng hơn.
      + Bước 2 – Chú ý vào thị trường chính của bạn: Bạn cần phải thu hẹp thị trường của mình lại đối với các hoạt động kinh doanh, buôn bán và là cả marketing, thị trường chính của bạn chính là nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm cao.
      + Bước 3 – Thấu hiểu nhu cầu khách hàng: Đây là bước rất quan trọng, việc thấu hiểu nhu cầu khách hàng sẽ biết được họ cần gì, hành vi mua sắm, khả năng chi trả,… như thế nào.
      + Bước 4 – Tổng hợp thông tin: Ở bước này, thị trường mục tiêu của bạn cũng đã bắt đầu được định hình, bạn cần tổng hợp đầy đủ các thông tin quan trọng để xây dựng các chiến lược.
      + Bước 5 – Đánh giá và kiểm tra thị trường: Khi đã xác định được thị trường mục tiêu dựa trên những nghiên cứu các bạn cần phải đánh giá và kiểm tra thị trường về mức độ tương thích.
      + Bước 6 – Khởi động các chiến lược, ý tưởng: Khi đã đánh giá và kiểm tra thị trường xong nếu phù hợp thì đây chính là bước cuối cùng để bạn triển khai các chiến lược, ý tưởng của mình dành cho thị trường mục tiêu.
      11.Chiến lược xác định, lựa chọn và định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu.
      – Phân khúc thị trường : Biến thị trường không đồng nhất thành đồng nhất giúp doanh nghiệp thấy rõ các khía cạnh khác nhau của khách hàng. Từ đó, dễ dàng hơn khi theo dõi hành vi người tiêu dùng để đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả. Phát hiện ra các kẽ hở thị trường để có chiến lược đúng đắn, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao lợi nhuận. Doanh nghiệp có thể tiến hành phân khúc thị trường theo: Địa lý; nhân khẩu học – xã hội học; hành vi người tiêu dùng; và theo đặc điểm tâm lý.
      – Lựa chọn thị trường theo mục tiêu): Việc lựa chọn này dựa trên độ hấp dẫn của từng phân khúc thị trường và thế mạnh của doanh nghiệp. Khi nguồn lực doanh nghiệp có nhiều hạn chế nhưng lại lựa chọn phân khúc thị trường tiêu thụ quá cao sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Kết quả là chiến dịch bị thất bại.
      -Định vị sản phẩm trên thị trường: Muốn thành công, doanh nghiệp cần đưa ra phương thức chào hàng các sản phẩm khác biệt, hay còn gọi là “định vị sản phẩm” rõ ràng. Định vị sản phẩm góp phần tập trung nguồn lực, xác định đúng chiến thuật trong môi trường marketing mix ngày nay, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Các chiến lược định vị sản phẩm có thể áp dụng là định vị sản phẩm dựa vào thuộc tính của sản phẩm; dựa vào giá trị (lợi ích) sản phẩm đem lại cho khách hàng; dựa vào đối tượng khách hàng; hay định vị so sánh.

Viewing 3 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »