Buổi 22 [3.14] Nuôi trồng thủy sản hữu cơ (15.12.2021)

Home Forums Organic Trainning Buổi 22 [3.14] Nuôi trồng thủy sản hữu cơ (15.12.2021)

Viewing 4 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5158
      Dong Nguyen
      Moderator

      Chương 3: Các vấn đề nguyên tắc và thực tiễn
      Bài 14. Nuôi trồng thủy sản hữu cơ: Sinh học, Loài và Hệ thống

      (3:00 – 6:00) chiều Thứ 4, ngày 15.12.2021

      Khoa học phát triển nuôi trồng thủy sản hữu cơ toàn cầu.

      Được trình bày bởi
      Ts. Timo Stadtlander, FiBL (Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ), Thụy Sĩ.
      File bài giảng:

      Attachments:
      You must be logged in to view attached files.
    • #5354
      Đại Phan
      Moderator

      Tổng hợp câu hỏi:

      Bài 14: Nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ

      Ngày: 15/12/2021

      Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng
      1. Dùng bèo dâu hoặc lục bình thay cho bèo tấm có được không? Bèo sau khi lọc nước có thể chăn nuôi hữu cơ hoặc ủ phân cho trồng trọt hữu cơ được không?
      2. Những khó khăn và thuận lợi khi canh tác tôm, cá hữu cơ? Điểm nào là quan trọng nhất?
      3. Có loại tảo nào thích hợp nuôi tôm? Hiệu quả như thế nào?
      Câu hỏi tổng hợp từ google form
      1. Cá rô phi đơn tính có được nuôi theo phương pháp hữu cơ và được gọi là là cá hữu cơ không?
      2. Làm sao để phòng bệnh cho tôm cá mà không cần dùng đến kháng sinh?
      3. Cách tạo Thức ăn viên cho cá hữu cơ?
      4. Công nghệ nuôi cá chép giòn ở Việt Nam hiện tại: việc can thiệp thay đổi loại thức ăn để tạo độ giòn của thịt cá chép có tác hại tới người sử dụng hay không? Có giải pháp nào tốt hơn cho mô hình nuôi cá chép giòn không?
      5. Bạn nghĩ như thế nào về mô hình tôm sinh thái trong rừng ngập mặn ở Cà Mau trong thời gian tới? (Tiềm năng, hướng phát triển , bất lợi hiện nay)
      6. Nếu trong một đầm, mực nước nông mà nuôi nhiều lồng cá thì làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước?
      7. Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản hữu cơ của Việt Nam như xuất khẩu tôm, cá đối với thị trường Úc?
      8. Kính mong Giảng viên chia sẻ một số mô hình VAC hiệu quả cho 1ha đất và mặt nước?
      9. Thầy có nghiên cứu về nuôi tôm kết hợp với tảo ( loại tảo phù hợp)?
      10. Cách Xử lý hiện tượng tảo nở hoa? Loại vi sinh nào có thể dùng để xử lý?
      11. Thầy có thể giới thiệu một số chứng nhận hữu cơ cho mô hình nuôi thủy sản hữu cơ ở cá?

    • #5355
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      I. Loài động vật nào (cá và giáp xác) thích hợp nhất cho nuôi trồng thủy sản hữu cơ và bền vững và tại sao?(I. Which animal (fish and crustacean) species are best suited for organic and sustainable aquaculture and why?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Có thể chọn những loài cá: sống khỏe, không quá dữ, những loại cá nhỏ. Ví dụ: cá rô, …
      2. Có thể chọn cá Rô Phi, cá Chép → Sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện hoàn cảnh tốt. Đối với cá Rô Phi dành cho nuôi hữu cơ, nên chọn giống địa phương để phù hợp với điều kiện nuôi từng vùng. (Anh Chung)
      3. Cơ cấu đàn cá gồm trắm, trôi, mè, chép, rô phi. Sử dụng thức ăn tinh là bột ngô, cám gạo; thức ăn xanh như cỏ, thân ngô; phân hữu cơ ủ làm thức ăn cho cá. Phân chuồng (phân lợn nuôi bằng cám gạo, cám ngô, không sử dụng thuốc tăng trọng) ủ 3-4 tháng cho hoai mục. Khi cho cá ăn múc nước dội lên cho phân rỉ từ từ xuống ao để cá ăn. Xu hướng nuôi cá hữu cơ là theo một quy trình khép kín (trồng cỏ, ngô, lúa, rau bằng phân bón hữu cơ tiêu chuẩn; dùng cỏ, ngô, lúa đó để nuôi cá, không sử dụng hoá chất trong quá trình nuôi).
      4. Mô hình lúa – cá: có thể nuôi nhiều loại, nhưng phải liên quan đến việc thiết kế ao nuôi và thời điểm thả vào ruộng lúa, để giúp kiểm soát những chồi vô hiệu. Thả không đúng thời điểm có thể ăn cây lúa. Do đó, cố gắng cơ cấu nuôi nhiều tầng. Ví dụ: Cá Rô Phi có thể giúp kiểm soát Ốc bưu vàng,…. Cá Mè Hoa thì ăn sinh vật tầng nổi. Thời điểm thả: khi lúa được khoảng 20 ngày thì cho cá lên ruộng.
      5. Mô hình nuôi Tôm Sú dưới tán rừng đước (Ngọc Hiển – Cà Mau) (theo tiêu chuẩn hữu cơ): 1/ Chọn giống; 2/ Kiểm soát môi trường nước (chủ yếu lấy từ nước sông). Diện tích mặt nước rộng, khoảng 6-7ha. Sử dụng các loại vi sinh để tạo thức ăn cho Tôm, rất hạn chế dùng thuốc để điều trị bệnh. Thị trường Tôm Sú nuôi hữu cơ cũng đang hạn chế, chủ yếu xuất sang EU, Nhật Bản
      6. Tôm thẻ chân trắng: theo quy định thì chưa được phép nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ.
      7. Cá rô phi, tôm vì những loài này có hệ thức ăn phong phú, giá trị xuất khẩu cao. Có thể kết hợp nuôi trồng với các loại cây nước ngọt như lúa…giúp ăn các loài gây hại cho cây trồng chung.
      8.Tôm, cua, cá kèo, cá rô phi vì mô hình nuôi tự nhiên các loài này phổ biến ở một số tỉnh thuộc ĐBSCL
      9.Tôm sú, có thể nuôi tôm dạng sinh thái trong các cánh rừng ngập mặn tự quản
      10. Cá nước ngọt: rô đồng, cá lóc, cá chim, trắm, chép, trê.
      11.Loài động vật (cá và giáp xác) thích hợp nhất cho nuôi trồng thủy sản hữu cơ và bền vững là tùy thuộc vào lựa chọn của người nuôi, phụ thuộc vào môi trường nuôi của chúng (vùng nuôi, nguồn thức ăn,…)
      12.Cá trắm cỏ, trám đen – yêu cầu nguồn nước sạch, thức ăn chủ yếu là sản phẩm hữu cơ như cỏ, ốc,
      13.Cá hồi, cá tầm, tôm nước ngọt vì phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực.
      14.Tôm Càng Xanh.( B. Rosenbergii) vì nó sức sống tốt . Tôi thích nó thêm vào đó, nó dễ nuôi , phù hợp với điều kiện tại nơi này .
      15.Cá rô phi, cá đối,… Tôm sú, tôm thẻ,… Vì tận dụng không gian sống, đa dạng và an toàn sinh học, đa dạng thu nhập, bền vững về mặt môi trường,…
      16.Theo em cá thích hợp cho nuôi trồng thủy sản hữu cơ và bền vững vì cá thích nghi với môi trường tốt hơn và thức ăn của cá đa dạng.
      17.Tôm sinh thái trong rừng, Cá tra vì mô hình nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặt như ở Cà Mau… đã được triển khai từ năm 2020 và có chứng nhận hữu cơ. Sản phẩm cá tra đông lạnh hữu cơ đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới do đạt được chứng nhận quốc tế và xuất khẩu ổn định. Đến năm 2025 Việt Nam có khoảng 2-3 % diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ đạt tương đương 60000 ha.
      18.Cá nhân mình nghĩ giáp xác thích hợp nhất cho nuôi trồng hữu cơ bền vững vì chúng ăn rong rêu, tảo biên, sinh vật phù du có sẵn trong tự nhiên.
      19.Nuôi trồng thủy sản hữu cơ chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên các loài côn trùng nhỏ như muỗi, bồ hóng…, các phiêu sinh vật như rong tảo, bèo. Do do loại thích hợp là các loại cá ăn phiêu sinh vật như cá mè, rô phi,… Có thể tận dụng được thức ăn tự nhiên.
      20.Cá đối, cá phi, nó không ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và nó có thể tạo được oxy trong nước cho tôm.
      21.Cá rô phi hoặc cá chép có thể nuôi hữu có bền vững. Vì hai loài cá này ăn tạp, có sức chịu đựng tốt và khả năng sinh sản tốt.
      22.Tôm, cá chép, cá mè, cá trắm . Vì nó phù hợp với tháp đình dưỡng và sức khỏe.
      23.Cá trê, là loài ăn tạp, thức ăn dễ tìm trong mô hình VAC.

    • #5356
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      II.Các yếu tố quan trọng cần xem xét đối với nuôi trồng thủy sản hữu cơ là gì? (II. What are important factors to consider for organic aquaculture?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Mô hình cho cá: Diện tích đủ lớn. Tái tạo nguồn dinh dưỡng bền vững, sử dụng được nguồn Nitơ trong nước. (Cô Xuyến)
      2. Đối tượng nuôi, có áp dụng được canh tác hữu cơ hay không?
      Điều kiện Kinh Tế – Xã Hội. Xu hướng tiêu dùng có quyết định được hữu cơ hay không? (Thầy Hiếu)
      3. Nguồn nước và thức ăn.(Cô Oanh)
      4. Đầu vào: con giống, chất sử dụng cải tạo môi trường nước được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hữu cơ. Các yếu tố phụ:
      – Nguồn nước, đất, thì yêu cầu kiểm mẫu hằng năm
      – Ghi chép nhật ký nuôi để theo dõi, chăm sóc, quản lý vật nuôi.(Anh Tài)
      5. Quản lý bệnh tật trong canh tác hữu cơ. (Cô Lan)
      6. Môi trường nước. Thức ăn hỗn hợp đủ lượng dinh dưỡng cho vật nuôi, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. (Thầy Hải)
      7. Con giống đạt tiêu chuẩn hữu cơ. (Thầy Kiền)
      8. Yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước, tiếp theo là giống, cuối cùng là cung cấp dinh dưỡng và theo dõi thời tiết. Nếu nước bị nhiễm độc, kí sinh trùng, thiếu oxy → thủy sản dễ bị bệnh. Đối với giống, thì giống sạch, không có kí sinh trùng trên mang (vì đây là bộ phận để thở), hiện ở VN thì giống hữu cơ khó tìm, tuy nhiên chỉ cần chứng nhận từ các viện chăn nuôi, thủy sản, không sử dụng GMO. Về dinh dưỡng, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất cho cá, giữ ấm trong mùa đông. Ngoài thức ăn tự nhiên, có thể nghiền bột ngô, gạo, đạm từ ốc để cung cấp cho cá. (Ms. Liên)
      9.Tôm rừng (tận dụng được không gian gốc đước cho tôm trú, thức ăn tự nhiên theo nguồn nước tự nhiên, thu hoạch theo đặc tính di chuyển của tôm) + tôm lúa (phải chủ động bơm nước vào ra, làm 1 vụ lúa 1 vụ tôm, tôm càng xanh thì nuôi chung vụ lúa, tôm ăn phần phân hủy từ gốc rạ, có thể nuôi thêm cua, có ưu điểm về thay đổi môi trường giảm bệnh, phân thải của của tôm thải lại cho lúa). 2.000 hộ dân tham gia (kỉ lục VN). Hiện có 3 chứng nhận (EU và Canada organic). Điều kiện tự nhiên là yếu tố thứ nhất. Con giống là yếu tố thứ hai (chứng nhận con giống hữu cơ từ nơi cung cấp). Đầu vào phải theo quy định, hồ sơ rõ ràng bao gồm vôi, thuốc cá,… (Mr. An)
      10. Các yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản hữu cơ (tùy theo tiêu chuẩn) quan trọng nhất nguồn nước tốt nhiều dinh dưỡng là giống rõ nguồn gốc và có chứng nhận con giong theo tiêu chuẩn đó,, tập trung lại là các chất đầu vào theo từng tiêu chuẩn quy định tất cả chất đầu vào phải rõ nguồn gốc. (Mr. Tây)
      11. Môi trường nước sạch, thức ăn đạt tiêu chuẩn đầu vào hữu cơ
      12. Nguồn nước, hệ vi sinh vật có lợi…
      13. Nguồn cá giống, môi trường nước và nguồn thức ăn cung cấp phải đảm bảo đạt yêu cầu về nuôi trồng hữu cơ
      14. Nguồn giống và các chất đầu vào sử dụng trong quá trình cải tạo, canh tác
      15. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ, môi trường, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chương trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản. Thức ăn hỗn hợp đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất thuỷ sản, đảm bảo chất lượng trong sản xuất…
      16. -Yếu tố tự nhiên (sinh-lý-hóa): chất lượng nguồn nước, ánh sáng, nhiệt độ, Độ mặn, hệ sinh thái tại vùng nuôi;
      – Yếu tố xã hội: tập quán, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của người địa phương;
      – Yếu tố khác: chiến lược, chính sách, tầm nhìn của nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế,…
      17. Kiến thức, kinh nghiệm người nuôi, ô nhiễm môi trường nước do thức ăn hữu cơ.

    • #5357
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      III. Làm sao để áp dụng các hệ thống nuôi trồng thủy sản (Ví dụ: hệ thống kết hợp tảo và Vi khuẩn, nuôi ghép, nuôi kết hợp nhiều loài nhiệt đới…) cho mô hình nuôi tôm và cá ở Việt Nam?(III. Think about integrated (periphyton, polyculture, integrated agriculture-aquaculture or integrated multi-trophic aquaculture) systems…how could they be integrated into Vietnamese fish and shrimp production?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Minh Phú (Ngọc Hiển, Cà Mau có 88,000ha) có mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng và cua hay cá tự nhiên-> bền vững do bà con tận dụng tán cây đước làm môi trường sống và tạo thức ăn tự nhiên (hoàn toàn không sử dụng bất kỳ thức ăn nào khác) cho tôm và thu hoạch theo thủy triều -> mô hình duy nhất ở Việt Nam được chứng nhận hữu cơ năm 2001; ngoài ra có mô hình tôm càng xanh và lúa (Thới Bình, Trần Văn Thời, Cà Mau).
      2. Mô hình nuôi tôm-rừng còn có giá trị văn hóa, lịch sử do ở Cà Mau rừng được chứng nhận RAMSAR.
      3. Mô hình kết hợp V-A-C kết hợp cá chép, cá rô phi,.. các loài ăn tạp để ăn thức ăn tự nhiên (mùng, bã thực vật) theo hình thức hữu cơ do ở Việt Nam chưa có thức ăn hữu cơ (chỉ có thức ăn công nghiệp dạng viên) cho cá và tôm.
      4. Vùng dân tộc Tây Bắc: thả cá rô phi, cá trấm, cá chép vào lúa nếp Tài hữu cơ (cá chỉ là phụ) -> cá ăn rất ngon; ngoài Bắc có nuôi vịt trong ruộng lúa nhưng giờ còn ít.
      5. Ngoài Bắc có mô hình nuôi rươi trong ruộng lúa.
      6. Tính được số lượng từng tầng và chủng loại thức ăn cung cấp cho từng loại phù hợp với từng loại trong các tầng nuôi.
      7. Dựa vào tập tính kiếm ăn theo tầng để nuôi kết hợp các loài thủy hải sản để tận dụng tối đa diện tích nuôi và nguồn thức ăn.
      8. Áp dụng hệ thống nuôi cần thực hiện đồng bộ, cần biết tập tính sống, thức ăn, môi trường sống của động vật để có thể nuôi ghép.
      9. Tạo điều kiện cho tảo tự nhiên phát triển, dựa vào độ pH.
      10. Em nghĩ phải quy hoạch vùng trồng lớn có cách ly an toàn.
      11. Có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá thuộc các tầng nước khác nhau, không ăn thịt lẫn nhau
      12. Để áp dụng mô hình nuôi cho phù hợp thì phải hiểu rõ đặc điểm sinh học của loài nuôi để kết hợp với nhau cho phù hợp; biết được môi trường sinh thái của vùng nuôi; nguồn cung cấp thức ăn,…..
      13. Thiết kế hệ sinh thái theo mô hình trophic pyramid
      14. Kết hợp nuôi theo tầng ăn của cá (Cá chép ăn trên mặt, cá chuối ăn ở mức nước giữa lồng và cá trê ăn ở đáy lồng
      15. Cần triển khai kỹ thuật nuôi cho người dân, giúp người dân thấy được hiệu quả của các mô hình khi triển khai kết hợp các hệ thống để từ đó người dân sẽ áp dụng cho các khu vực nuôi của mình.
      16. Có thể nuôi hệ thống nhỏ ( RAS) . Lọc tuần hoàn nuôi kết hợp.
      17. Căn cứ vào đặc tính, tập tính dinh dưỡng, điều kiện môi trường sống, … để kết hợp với mật độ phù hợp, hạn chế tối đa cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống.
      18. Hệ thống kết hợp tảo và Vi khuẩn
      19. Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thủy sản đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay. Theo đó, nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản đã giúp ngành thủy sản nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tạo thêm sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
      20. Bên cạnh đó, công nghệ điều khiển giới tính đã được áp dụng tại Việt Nam. Với việc nghiên cứu, phân tích dựa trên đặc điểm sinh học, sinh thái học của các đối tượng nuôi, một số mô hình nuôi ghép như: Tôm nước lợ- rong biển, bào ngư-rong biển… hoặc nuôi kết hợp như: Cá-lúa, tôm – lúa… đã được chuyển giao vào sản xuất. Các mô hình trình diễn về nuôi tôm bền vững theo hình thức nuôi thâm canh.
      21. Công nghệ giám sát, quản lý môi trường vùng nuôi và phòng trị dịch bệnh trên thủy sản nuôi đã được cải thiện, thiệt hại do sự cố môi trường và dịch bệnh
      22.Thay đổi quan điểm về thực phẩm hữu cơ để người dân quan tâm hơn với mô hình tiềm năng này
      23. Nuôi ghép và kết hợp: Nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm kết hợp trồng rừng.
      24. Hệ thống vườn ao chuồng (ao nuôi tôm kết hợp các loại thủy sản ở các tầng sinh khác nhau),
      25. Trồng các cây thủy sinh thêm vào ao hồ nuôi: súng, sen, rau muống…

Viewing 4 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »