Buổi 20 [3.12] Cây lúa hữu cơ ĐB Sông Cửu Long (10.12.2021)

Home Forums Organic Trainning Buổi 20 [3.12] Cây lúa hữu cơ ĐB Sông Cửu Long (10.12.2021)

Viewing 4 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5069
      Dong Nguyen
      Moderator

      Chương 3: Các vấn đề nguyên tắc và thực tiễn
      Bài 12. Kỳ vọng kỹ thuật về trồng, chứng nhận và hợp tác lúa hữu cơ ở đồng bằng sông Cửu Long

      (3:00 – 6:00) chiều Thứ 6, ngày 10.12.2021

      〉〉  Mời xem buổi học này  〈〈
      Lớp học: Youtube.com/c/MekongOrganics

      Các khía cạnh thực tế của canh tác lúa hữu cơ và chứng nhận cho doanh nghiệp và khu vực tư nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long.

      Được trình bày bởi
      TS Nguyễn Công Thành– Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Hữu cơ Châu Á (AOI), TP HCM, Việt Nam.
      File bài giảng:

      Attachments:
      You must be logged in to view attached files.
    • #5193
      Đại Phan
      Moderator

      Tổng hợp câu hỏi:

      Bài giảng 12: Các khía cạnh kỹ thuật của tròng lúa hữu cơ, chứng nhận và quan hệ đối tác ở ĐB Sông Cửu Long

      Ngày: 10/12/2021

      Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng:
      1. Em đang quan tâm đến nước sắc cây thuốc lá! Thầy có thể chia sẻ thêm không ạ?
      2. Xin hỏi quý thầy, BTC phương pháp bảo quản chế biến hạt mắc ca không bị ra dầu khi thu hái, cất giữ?
      3. Em có khu đất gần sông, không chung nước với vùng xung quanh, liệu có thể sản xuất hữu cơ bằng nước sông không ? điều kiện để sử dụng như thế nào?
      4. Em xin phép nhờ Thầy chia sẻ kinh nghiệm trong việc phân tích mẫu, vd 600-800 chất, mình chọn như thế nào để giảm chi phí phân tích hay phải phân tích hoàn toàn các chất ạ. Cảm ơn Thầy!
      5. Thầy có thể chia sẻ về khả năng xây dựng chi tiết chuỗi giá trị cho từng sản phẩm nông sản hữu cơ cho từng địa phương phù hợp với sản phẩm không ạ?
      6. Em rất muốn làm lúa hữu cơ. Xin thầy tư vấn nếu em mới bắt đầu làm thì nên bắt đầu thế nào và theo tiêu chuẩn nào trước tiên được không ạ? Em cảm ơn thầy!
      Câu hỏi tổng hợp từ google form
      1. Cách quản lý bệnh cháy lá theo phương pháp hữu cơ?
      2. Sản xuất lúa hữu cơ ở vùng trung du, miền núi phía Bắc cần chú ý những gì?
      3. Làm sao để trị được bệnh rầy nâu hoặc vàng lá khi đã bị bệnh lan rộng?
      4. Với tình hình giá bán phân bón ngày càng tăng như hiện nay, có các biện pháp nào để mình quản lý dinh dưỡng cho cây lúa tiết kiệm và hiệu quả nhất ạ?
      5. Thuận lợi và khó khăn khi chỉ có một mình đơn độc trong canh tác hữu cơ trong toàn huyện? Làm sao để lan tỏa để mọi người chuyển sang nông nghiệp hữu cơ ngoài cách chứng minh thực tế?
      6. Làm sao để người canh tác trực tiếp hiểu được thế nào là canh tác hữu cơ và họ có được cuộc sống kinh tế khá bền vững ?
      7. Tính theo giá trị kinh tế của nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả khác nhau như thế nào giữa nếu được chứng nhận trong nước và quốc tế?
      8. Cách tác động xã hội tốt nhất để tạo cộng đồng sản xuất lúa hữu cơ?
      9. Xin thầy cho biết cách thức để các HTX có thể tiếp cận với các dự án của thầy đang thực hiện!
      10. Làm sao quản lý chất lượng nước khi sản xuất giữa các ruộng không hữu cơ và hữu cơ?
      11. Xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là tất yếu, với điều kiện ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ như tỉnh Thái Nguyên thì sẽ thích hợp với việc sản xuất lúa hữu cơ những giống nào và đặc điểm như thế nào? Ngoài giống lúa ADI 28 theo hướng hữu cơ mà tôi đã biết!

    • #5194
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      I. Năm (5) thách thức – khó khăn nhất đối với sản xuất Lúa Hữu cơ mà anh chị biết?
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Quy hoạch vùng sản xuất, Chủ trương đường lối, Ảnh hưởng của tập quán canh tác hoá học là quá lớn, Việc phân biệt và rạch ròi trung thực trong sản phẩm chưa được rõ ràng, Giá bán và thị trường tại VN chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn.
      2. Nguồn nước không đảm bảo, lây nhiễm chéo từ các hộ bên cạnh, dịch hại, giá cả.
      3. Diện tích lớn, khí hậu, đầu ra, bảo quản, thu hoạch.
      4. Kiểm soát lây nhiễm chéo từ nguồn nước, phân bón, giống truyền thống
      5. Khó quản lý đất, nước và dễ bị ảnh hưởng thuốc BVTV của các hộ xung quanh. 6. Quy mô nhỏ khó tìm doanh nghiệp thu mua. Nếu tự xay gạo thì lại khó khăn trong việc phơi/sấy và xay.
      7.Năng suất thấp, dịch bệnh phức tạp khó kiểm soát vì nông dân chưa thực hiện đồng bộ giải pháp canh tác hữu cơ.
      8. Đầu ra, biến đổi khí hậu, chính quyền địa phương, giống, nhân lực.
      9. Quyết tâm của lãnh đạo, Nhận thức của người dân, Ruộng đất manh mún, Cạnh tranh với sản phẩm thông thương, Điều kiện cho sản xuất như phân bón, thuốc BVTV chưa đồng bộ.
      10. Nhân viên tư vấn kỹ thuật; Kinh phí; Chứng nhận; Nhân công; Đầu ra khi giá thành tăng cao.
      11. Nguồn nước (dùng chung cho cả vùng, phương pháp canh tác) diện tích canh tác còn nhỏ, ý thức của những nông dân canh tác bên cạnh, kiến thức của nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, sự hỗ trợ của nhà nước.
      12. Nguồn ra; Kỹ thuật; Khu vực canh tác xung quanh; Sâu bệnh; Thời tiết
      13. Trình độ sản xuất, quy hoạch diện tích rộng lớn, phân bón hữu cơ đặc hiệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn bị đánh đồng về giá với sản phẩm thông thường, đầu ra.
      14. Nước tưới, Năng suất trong thời gian đầu sẽ thấp làm nông dân không mặn mà với lúa hữu cơ, Diện tích trồng: nếu không có sự kết hợp của nhiều người để mở rộng diện tích thì diện tích trồng quá nhỏ cũng làm ảnh hưởng để việc sản xuất lúa hữu cơ, Diện tích trồng lúa lớn, sẽ cần một lượng lớn phân hữu cơ để cải tạo đất lúc ban đầu, Đầu ra sản phẩm lúa hữu cơ còn hạn chế.
      15. Nguồn nước-phân bón-sâu bệnh hại-thu hoạch bảo quản-tìm đại lý thu mua.
      16. Đất, nước, con người, kỹ thuật canh tác, thị trường
      17. Thời gian chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang hữu cơ. Kỹ thuật canh tác hữu cơ, tiêu chuẩn phân tích mẫu đất, nước cao. Kinh phí test và các chứng nhận theo các tiêu chuẩn. Quy mô, diện tích canh tác phải đủ lớn và biệt lập. Việc sản xuất hữu cơ cần cộng đồng lớn vì có liên quan nhiều vấn đề trong cách ly, vùng đệm.
      18. Quản lý nguồn nước; quản lý sâu bệnh hại; quản lý vùng trồng; khâu sơ chế biến sau thu hoạch; đầu ra cho lúa hữu cơ.
      19. Khó khăn trong việc chọn vùng sản xuất, quản lý sâu bệnh hại, chứng nhận, bị cạnh tranh giá với sản phẩm thông thường và thời vụ trồng.
      20. Người dân chưa có nhiều kiến thức và kỹ thuật về sản xuất lúa hữu cơ; Diện tích sản xuất quy mô nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất lúa hữu cơ; Thiếu nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất lúa hữu cơ như phân bón hữu cơ, thuốc sinh học,…Việc phòng, chống dịch bệnh chủ yếu bằng các chế phẩm sinh học nên tác dụng chậm và khó đạt hiệu quả cao trên diện rộng; Năng suất thấp hơn so với quy trình canh tác thông thường; Đầu ra của lúa hữu cơ còn nhiều khó khăn, giá thu mua không cao….
      21. Nguồn đầu vào phân bón, nguồn giống, quản lý nước, tồn dư chất bảo vệ thực vật, quản lý cỏ dại.
      22. Quy mô sản xuất, Kỹ năng chuyên môn, Thói quen tập quán, Đầu ra sản phẩm, Chi phí đầu tư
      23. Không cách ly được. Đầu vào khó khăn. Đầu ra chưa hợp lý. Quản lý dịch hại khó. Năng suất thấp hơn.
      24. Năm trở ngại đối với sản xuất LÚA Hữu cơ:
      1/ Thiếu cơ chế hỗ trợ
      Nước ta thiếu cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của Nông nghiệp hữu cơ nói chung và lúa hữu cơ là một trở ngại lớn. Điển hình như: Người sản xuất gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Nhiều loại phí, thuế chồng chéo lẫn nhau gây cản trở việc kinh doanh. Trong khi đó, những quy định được ban hành lại chưa được thực thi một cách nghiêm túc.
      2/ Thiếu định hướng quy hoạch
      Người sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong việc quy mô hóa, tập trung đất cho sản xuất hữu cơ cũng như việc quy hoạch vùng trồng lúa chưa được triển khai hợp lý và thiếu sự ổn định. Quan trọng hơn, nông nghiệp lúa hữu cơ cần có vùng cách ly với nông nghiệp truyền thống, nhằm ngăn tác động trực tiếp của hóa chất với sản phẩm.
      3/ Thiếu hụt nguồn lực lao động
      Thứ tư, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang thành thị và từ nông nghiệp sang dịch vụ đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng lao động sản xuất nông nghiệp tập trung. Điều này dẫn đến công lao động gia tăng nên giá thành nông nghiệp hữu cơ luôn cao hơn từ 2-3 lần sản phẩm nông nghiệp khác.
      4/ Thói quen của người tiêu dùng
      So sánh về giá và mẫu mã sản phẩm thì lúa hữu cơ luôn luôn kém ưu thế hơn so với các loại nông sản trên thị trường. Phần lớn người tiêu dùng trước nay luôn yêu thích các loại lúa có vẻ ngoài bắt mắt, đoạt giải và giá cả tiết kiệm chi phí nhất có thể mà thường ít chú ý đến chất lượng bên trong. Từ đó, đầu ra cho sản phẩm lúa hữu cơ luôn gặp phải những rào cản về thói quen và giá thành từ người tiêu dùng.
      5/ Chi phí đầu tư cao
      Chi phí đầu tư ban đầu của sản xuất lúa hữu cơ thường cao hơn bình thường từ 2-4 lần là một trở ngại. Trong khi đó, giai đoạn đầu, khi chuyển sang sản xuất hữu cơ không mang lại lợi ích kinh tế ngay do phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm

    • #5195
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      II. Xin anh/chị phân biệt sản phẩm tự nhiên, sản phẩm an toàn và sản phẩm hữu cơ?
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Sản phẩm tự nhiên là sản phẩm thu hái thu hoạch hoặc canh tác tự nhiên, không có can thiệp nhiều của con người. Sản phẩm an toàn là sản phẩm của quá trình canh tác có đảm bảo các dư lượng các chất không an toàn dưới ngưỡng cho phép. Sản phẩm hữu cơ là sản phẩm được canh tác thu hoạch và chế biến theo quy trình đạt tiêu chuẩn hữu cơ, có chứng nhận hữu cơ của một tổ chức cấp chứng nhận!(Anh Lê Khắc Phúc)
      2. Sản phẩm Tự nhiên – sản phẩm An toàn – sản phẩm Hữu cơ, tôi phân biệt qua: Hiểu rõ nhãn chứng nhận hữu cơ: Đối với những loại thực phẩm chất lượng cao và quy trình sản xuất khắt khe như thực phẩm hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ là vô cùng quan trọng. Để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Có một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – Organic), Liên minh Châu Âu (European Union) hay hệ thống đảm bảo cùng tham gia trong nông nghiệp (PGS)…(Anh Nguyễn Ngọc Sơn Hải)
      3. Một số đặc điểm nhận biết:
      + Về kích thước lá hoặc củ quả, rau củ hữu cơ cân đối và không quá cỡ, không nhỏ quá hoặc lớn quá. So với rau thường thì rau hữu cơ thường trông xấu hơn.
      + Màu xanh trung thực: Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học.
      + Lâu héo, dễ bảo quản: Rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư hỏng, không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như các loại rau sử dụng thuốc hóa học khác phun nước vào là cây sẽ hỏng.
      + Ăn giòn và ngon vì giữ được hương vị tự nhiên: Sự khác biệt quan trọng nhất ở rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên, giữ được hương vị tự nhiên của loại rau, củ đó.
      4. Tự nhiên: sản xuất theo mùa, an toàn: vẫn sử dụng hoá chất nhưng trong giới hạn cho phép theo quy định, hữu cơ sử dụng chế phẩm hữu cơ trong canh tác.(Chị Lan)
      5. Rất khó phân biệt theo em chỉ có thể phân biệt qua truy xuất nguồn gốc.(Anh Lê Tấn Thành)
      6. Sản phẩm hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ. Sản phẩm an toàn cho phép sử dụng một số yếu tố đầu vào có nguồn gốc hóa học. Sản phẩm tự nhiên là sản phẩm canh tác tôn trọng tối đa tự nhiên, hạn chế đến mức tối thiểu các đầu vào nông nghiệp từ bên ngoài, kể cả đầu vào có nguồn gốc sinh học, hữu cơ, hoặc các kỹ thuật nhân tạo.

    • #5196
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      III. Theo anh chị, các yếu tố kinh tế xã hội và Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, yếu tố nào quan trọng nhất? Tại sao?
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Kỹ thuật canh tác – niềm tin.
      2. Yếu tố kinh tế: vì có phát triển tốt kinh tế mới đem lại giá trị bền vững người sản xuất sẽ tự vận động cập nhật các yếu tố cần thiết khác.
      3. Theo em yếu tố quan trọng nhất là kinh tế. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn so với sản xuất thông thường. Hiệu quả kinh tế của nông nghiệp hữu cơ so với nông nghiệp sử dụng hóa chất thời gian đầu có thể thấp hơn. Hiện nay đầu ra của sản phẩm hữu cơ còn khó khăn.
      4. Cả 3 yếu tố đều rất quan trọng đến sự phát triển của sản xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ. Tuy nhiên tôi nghỉ yếu tố Xã Hội sẽ có tầm quan trọng nhất. Vì nếu nhận thức của xã hội tốt, hiểu được vai trò của sản xuất nông nghiệp Hữu cơ đối với sức khỏe, môi trường thì sự ủng hộ sản xuất nông nghiệp Hữu cơ sẽ tốt hơn, người tiêu dùng cũng sẽ ủng hộ sản phẩm hữu cơ hơn. Từ đó thúc đẩy nên nông nghiệp Hữu cơ phát triển hơn.
      5. Bản thân nhận thấy, các yếu tố nêu trên quan trọng như nhau vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
      6. Theo em yếu tố kinh tế quan trọng nhất.
      7. “Yếu tố kinh tế và kỹ thuật là hai yêu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hiện tại người nông dân là người sản xuất chính, nên yêu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Để sản xuất được được nông nghiệp hữu cơ, yêu cầu về kỹ thuật rất cao, người sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải nắm rất nhiều kiến thức.”
      8. Xã hội.Tại vì nếu chúng ta không làm thì sự sống của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề ,khi đất và nước bị ô nhiễm hóa chất
      9. Yếu tố kinh tế. Trong sản xuất Nông nghiệp Hữu cơ, anh chị nhận thấy yếu tố kinh tế quan trọng nhất bên cạnh yếu tố xã hội và kỹ thuật. So sánh về giá và mẫu mã sản phẩm thì nông sản hữu cơ luôn luôn kém ưu thế hơn so với các loại nông sản trên thị trường. Phần lớn người tiêu dùng trước nay luôn yêu thích các loại nông sản có vẻ ngoài bắt mắt và giá cả tiết kiệm chi phí nhất có thể mà thường ít chú ý đến chất lượng bên trong. Từ đó, đầu ra cho sản phẩm hữu cơ luôn gặp phải những rào cản về thói quen và giá thành từ người tiêu dùng.
      10. Cả 3 yếu tố đều quan trọng vì sản phẩm hữu cơ có giá trị kinh tế cao, được nhiều người trong xã hội ưa chuộng thì sẽ thúc đẩy người trồng tăng năng suất sản phẩm mà muốn tăng năng suất thì cần phải thúc đẩy yếu tố kỹ thuật lên.
      Link kết quả:
      https://docs.google.com/spreadsheets/d/1BywnZKLeBALr_msur3qZq4Gdg9Skj3tjs4E_cXzEgnM/edit?usp=sharing

Viewing 4 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »