Buổi 19 [3.11] Trồng lúa hữu cơ trên toàn cầu (08.12.2021)

Home Forums Organic Trainning Buổi 19 [3.11] Trồng lúa hữu cơ trên toàn cầu (08.12.2021)

Viewing 5 reply threads
  • Author
    Posts
    • #5068
      Dong Nguyen
      Moderator

      Chương 3: Các vấn đề nguyên tắc và thực tiễn
      Bài 11. Trồng lúa hữu cơ trên toàn cầu

      (3:00 – 6:00) chiều Thứ 4, ngày 08.12.2021

      〉〉  Mời xem buổi học này  〈〈
      Lớp học: Youtube.com/c/MekongOrganics

      Ví dụ về hệ thống trồng lúa trên khắp thế giới
      Kiểm soát Phiên dịch hại trên cánh đồng lúa.

      Được trình bày bởi
      Ông Alan Broughton, Phó Chủ tịch OAA và nhà giáo dục hữu cơ của Mekong Organics.
      File bài giảng:

      Attachments:
      You must be logged in to view attached files.
    • #5186
      Đại Phan
      Moderator

      Tổng hợp câu hỏi:

      Bài 11: Canh tác lúa hữu cơ trên toàn cầu

      Ngày: 08/12/2021

      Câu hỏi tổng hợp từ bài giảng

      1.Xin Thầy cho biết cách huấn luyện vịt như thế nào để nó ít đạp ngã lúa và ăn lúa con (2 tuần tuổi thì lúa cũng còn nhỏ ạ)?
      2.Sử dụng máy để thu hoạch lúa thì có được coi là canh tác hữu cơ không?
      3.Nếu người nông dân đã trồng lúa đã được chứng nhận hữu cơ , sử dụng giống đậu đen đã qua xử lý hóa học để trồng  hoàn toàn hữu cơ và dùng cây đậu đen làm phân xanh để cải tạo đất trồng lúa đã được chứng nhận hữu cơ. Vậy có ảnh hưởng gì đến chứng nhận hữu cơ của lúa không?
      4.Mình có thể sử dụng Azospirillum để cố định đạm cho cây lúa, vậy mình nên sử dụng lúc nào và như thế nào ạ?
      Câu hỏi tổng hợp từ google form
      1. Làm thế nào để ngăn mọi trên ruộng lúa?
      2. Giá trị gia tăng khi canh tác lúa hữu cơ nằm ở đâu và biện pháp sử dụng chúng?
      3. Ruộng lúa mình làm hữu cơ nhưng xung quanh toàn sử dụng phân thuốc hóa học. Nếu dùng phương pháp bao quanh bằng một hàng rào cây cỏ để cách ly thì tốn diện tích. Ngoài cách đó thì còn cách nào không ạ?
      4. Các loại phân trong sử dụng hữu cơ? Vườn hàng xóm phun thuốc cỏ thuốc sâu thì ruộng lúa của mình được chứng nhận hữu cơ không?
      5. Theo tiêu chuẩn hữu cơ, muốn bổ sung dinh dưỡng cho cây, bạn có thể mua phân lân bán sẵn trên thị trường vì trong tiêu chuẩn cho phép. Quan điểm trên có đúng không ạ?
      6. Tình trạng ốc bươu vàng quá nhiều. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ốc bươu vàng ở thời kỳ gieo sạ, đẻ nhánh?
      7. Biện pháp quản lý sâu cuốn lá lúa, quản lý bệnh đạo ôn ở ruộng lúa hữu cơ? Các loại thuốc (chế phẩm) trừ cỏ trên ruộng lúa hữu cơ? 
      8. Nhờ BTC giới thiệu một số mô hình hay về canh tác lúa hữu cơ hiệu quả tại Việt Nam để nhân rộng ứng dụng tại ĐBSCL, đặc biệt là tại Đồng Tháp?
      9. What are the difficulties for you to grow organic rice?
      10. Khi xen canh cây lúa nước với cây điên điển, thì việc thu hoạch lúa sẽ thực hiện như thế nào? Có thể dùng máy đập gặt liên hợp để thu hoạch như bình thường không ạ?
      11. Mong thầy chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nguồn nước trong trồng lúa hữu cơ khi nguồn nước sử dụng là sông suối và ao hồ lớn, rất khó kiểm soát chất lượng?
      12. Một số cách thức chế biến thuốc thảo mộc?
      13. Rầy nâu trên lúa cũng có thiên địch như rầy nhẩy trên sầu riêng là ong ký sinh phải không ạ?
      14. Cách quản lý phân trong từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa?
      15. Làm thế nào để canh tác hữu cơ cho lúa năng suất cao hơn? Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum được sử dụng kết hợp với cây lúa như thế nào ạ?
      16. Các loại bệnh hại trên lúa hữu cơ được quản lý riêng rẽ như thế nào, ví dụ bệnh đạo ôn? Khô vằn? Bạc lá lúa…?
      17. Ở Việt nam trước đây có rất nhiều mô hình kết hợp với lúa. Tuy nhiên các mô hình này ít tồn tại do năng suất thấp, công lao động khá nhiều và dễ mất trộm…. Theo kinh nghiệm của Thầy thì có cách nào duy trì các hệ thống canh tác kết hợp này không?
      18. Trong giai đoạn làm đòng, cung cấp phân bón hữu cơ cho đất như thế nào?
      19. Nhờ chia sẻ rõ các ứng dụng về bèo hoa dâu, giúp giảm thiểu chi phí và tăng lợi ích trong áp dụng phân bón hữu cơ?
      20. Làm thế nào để quản lý bệnh đạo ôn trên lúa?
      21. Làm sao để kiểm soát chất lượng nước bơm vào ruộng hữu cơ, có thể lấy nước sông hay không? 
      22. Biện pháp quản lý bệnh cháy lá theo phương pháp hữu cơ?
      23. Cho em hỏi giải pháp để kiểm soát chuột hiệu quả nhất là gì ạ? Em có nghe phương pháp kiểm soát chuột được áp dụng ở ĐBSCL Việt Nam tên là
      Halo Effect, nhờ Thầy và anh,chị có kinh nghiệm hoặc nếu có biết về phương pháp này thì chia sẻ giúp ạ! 
      24. Cách kiểm soát rầy nâu bùng phát trên ruộng lúa ở các nước phát triển và chuyên xuất khẩu lúa như Thái Lan hiện nay, đặc biệt là đối với sản xuất lúa hữu cơ? Những điểm khác so với thực tế ở Việt Nam hiện nay?
      25. Biện pháp quản lý bệnh bướu rễ (tuyến trùng) hại lúa?

    • #5190
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      I. Bèo hoa dâu được sử dụng trong canh tác lúa như thế nào? (I. How can Azolla be used to assist organic rice production?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Nuôi bèo hoa dâu cho ruồi lính đen “Campuchia” (Thầy kiền).
      2. Ý tưởng ban đầu sử dụng bèo lục bình làm phủ bồi và phân bón.Miền tây chưa thấy chưa có nghiên cứu giữa các loại bèo có hiệu quả như thế nào. (Anh Sang – Vĩnh long – Trồng bưởi)
      3. Nghiên cứu thay thế nguồn phân đạm cho cây lúa. (Anh Đạt – An giang – lúa)
      4. Sử dụng bèo hoa dâu: cố định đạm – phân xanh, xử lý nước. Cần chú ý khi sử dụng. (Anh Đạt – TP Hồ Chí Minh)
      5. Tôi chưa từng sử dụng bèo hoa dâu trong trông lúa.
      6. Bổ sung nguyên tố đạm từ hệ vi sinh vật cộng sinh rễ ( Thực ra vi sinh vật cộng sinh trong lá cố định đạm)
      7. Bèo hoa dâu được tạo ra qua hình thức sinh dưỡng, phát triển rất nhanh và có hàm lượng dinh dưỡng cao, nông dân thường đưa vào ruộng lúa khi canh tác theo phương pháp lúa nước.
      8. Tôi chưa trồng lúa bao giờ nhưng đọc tài liệu thì thấy Thả bèo vào ruộng lúa, khi mới gieo mạ, để bèo sống cùng lúa!
      9. Bèo hoa dâu trong ruộng lúa được thả từ lúc mới cấy đến khi lúa đẻ nhánh nhiều có tác dụng làm tăng lượng đạm khi rút nước. Hạn chế cỏ dại. Giữ nhiệt độ ổn định.
      10. Trước đây thì rất phổ biến, lúc làm cỏ bằng cào, chưa có thuốc cỏ. sau này ít dùng và giờ đang đà phục hồi trở lại.
      11. Thả xen với lúa. Thả trước khi cấy lúa 1 tháng, chăm sóc tốt rồi vùi xuống ruộng lúa (sử dụng như cây phân xanh). Ủ làm phân hữu cơ và bón cho lúa, dinh dưỡng rất cao.
      12. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc bón phân xanh từ loài cây này cung cấp tới 40-60 kg nitơ/ha đất trồng.
      13. Thả vào ruộng để bổ sung lượng phân đạm tự nhiên cho đất, giúp cây lúa chống chịu hạn tốt.
      14. Bèo hoa dâu gần như rất ít thấy ở DBSCL
      15. Tôi không làm lúa. Nhưng nó thật sự tốt. Mô hình này ở trang trại Chiến Thắng rất hiệu quả.
      16. Quê mình hay dùng ủ phân xanh để bón cho lúa bèo chết để lại nguồn phân đạm tự nhiên (là loại phân xanh).
      17. Thả bèo vào cùng lúc với lúa mới cấy và bón thêm phân hữu cơ để bèo phát triển cùng với lúa.
      18. Bèo dâu cách đây 25 năm được khuyến khích dùng rộng rãi để xen canh trong lúa, hoặc cây trồng nước, hoặc làm thức ăn chăn nuôi gà vịt lợn hoặc làm phân bón. Nhưng hiện nay không mấy người áp dụng vì lệ thuộc vào đầu vào bên ngoài thay vì tự nhân nuôi. Tuy nhiên muốn nhân nuôi phải có ao, sông
      19. Bèo hoa dâu có thể sử dụng để ủ phân hữu cơ bón lại cho ruộng rất tốt, tuy nhiên không để bèo phát triển quá dày trên mặt sẽ hạn chế khả năng lấy oxi giúp cây hô hấp và trao đổi chất
      20. Tôi chưa thấy áp dụng ở khu vực miền Tây. Hy vọng được lan tỏa kiến thức này.
      21. Bèo được trồng trong hồ bên cạnh ruộng hoặc trồng trong ruộng, sau 1 tháng có thể cày vùi hoặc rút cạn nước để bèo chết sau đó thêm nước để trồng lúa
      22. Chỉ sử dụng đc ở vùng có nguồn nước ko ô nhiễm và nhiệt độ phù hợp
      23. Bèo hoa dâu giúp cố định đạm và giúp làm sạch nước cũng như loại bỏ bụi bẩn rất hiệu quả, ngoài ra chúng ta có thể ủ bèo hoa dâu trong 6 tháng để làm phân bón hữu cơ. Và cây bèo hoa dâu dùng làm phân xanh trong canh tác lúa nước
      24. Từ lâu bèo hoa dâu được biết đến là một nguồn phân bón rất tốt lúa. Thường được thả vào các ruộng lúa để bổ sung lượng phân đạm tự nhiên cho lúa và giúp các ruộng lúa chống được khô hạn. Là một nguồn nitơ tự nhiên, nên tiềm năng nông nghiệp của loài bèo này rất lớn. Bèo hoa dâu được sử dụng như một nguồn phân bón sinh học cho lúa và các loại cây trồng khác. Nó có thể được sử dụng theo hai cách:
      + Làm phân xanh kết hợp trước khi cấy
      + Làm cây trồng xen kết hợp sau khi cấy.
      25. Có thể trồng bèo hoa dâu trong khoảng một tháng trước khi kết hợp vào lúc cấy. Bón phân bèo hoa dâu với 2,2 kg Phốt pho (P)/ha cứ sau 5 ngày, 4 kg /ha cứ sau 10 ngày, hoặc 500-1000 kg / ha phân.
      26. Bèo hoa dâu nổi lên mặt nước, làm giảm diện tích mặt thoáng của nước, làm giảm sự bay hơi nước ở trong ruộng lúa, góp phần giữ nước cho ruộng.”

    • #5191
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      II. Làm sao để kiểm soát rầy nâu? (II. How can the rice plant hopper be controlled?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Gieo trồng đúng thời vụ, tránh thời điểm phát sinh lứa rầy
      2. Chọn giống lúa chống chịu được rầy, luân canh các giống lúa.
      3. Dẫn dụ trồng thêm hàng rào, cây có hoa. Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa
      4. Thả cá chép, cá rô phi, nuôi vịt vào ruộng để ăn sâu bệnh có hại
      5. Dùng rơm rạ làm phân ủ trên ruộng để tạo phân ủ cho đất
      6. Trồng đậu tương luân canh với lúa, tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu sâu bệnh cho lúa không chỉ riêng đối với rầy nâu.
      7. Làm chế phẩm gừng tỏi ớt để để phòng và diệt trừ sâu bệnh
      8. Dùng phương pháp thủy lợi, tăng mực nước để làm hư trứng rầy
      9. Áp dụng IPM để quản lý rầy.Thăm đồng thường xuyên
      10. Chọn lọc giống bản địa kháng được rầy: nếp nương, tẽ mèo…Xử lý hạt giống trước khi mang gieo.
      11. Dùng bẫy đèn thu hút ban đêm dưới bóng đèn có nước pha 1 chút dầu hỏa để làm bẫy thu hút rầy.
      12. Sạ thưa, gieo sạ đồng loạt chia đều rủi ro, thu hoạch đồng loạt
      13. Sử dụng chế phẩm ly trích từ là đu đủ để trừ rầy
      14. Luân canh Lúa – Tôm không có hoặc xuất hiện rất ít rầy nâu, không ảnh hưởng đến cây lúa.(Lúa hữu cơ Cà Mau)
      15. Theo canh tác hiện tại thì người nông dân xịt rầy nâu bằng thuốc BVTV. Sử dụng các loại thuốc BVTV trong danh mục cho phép.
      16. Thăm đồng thường xuyên, mật độ rầy cao thường sử dụng neem kết hợp tinh dầu xả.
      17. Cho vịt con vào khi lúa còn non. Thời gian sinh trưởng của vịt gần bằng thời gian sinh trưởng của lúa! Dùng bẫy ánh sáng, hoặc hình nộm.
      18. Điều tiết mật độ trồng, lượng nước, sử dụng thiên địch và nấm ký sinh rầy nâu.
      1.Thay đổi thời vụ để né rầy; 2. Cấy mật độ trung bình, thưa, vệ sinh đồng ruộng; 3. Nâng mực nước để diệt trung vi rầy phá hoại chủ yếu gốc lúa; 4. Thường xuyên thăm đồng và phát hiện mật số đưa ra giải phap.
      19. Thường xuyên theo dõi thông báo sâu bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
      20 Sử dụng thuốc diệt rầy dạng hữu cơ, sinh học (cần nghiên cứu thêm về loại, liều lượng và thời điểm thích hợp để sử dụng.
      21. Sử dụng nấm đối kháng trừ rầy,nấm xanh Metarhzium phun để phòng trừ rầy nâu
      Tăng cường sức khỏe đất, theo dõi dự báo dịch bệnh ở địa phương, sử dụng các chế phẩm sinh học để kiểm soát rầy dùng nấm xanh trắng tím của SIAMB
      22. Điều chỉnh mực nước hợp lý và bảo bằng thiên địch nhện nước, bọ xít mù xanh, nhện và các loài ong, ruồi ký sinh trên trứng và cách ngâm đồng hay ruộng mạ suốt một ngày sao cho chỉ còn các chóp lá lộ lên khỏi mặt nước.
      23. Bảo vệ thiên địch, hạn chế phun thuốc trừ sâu giai đoạn lúa 0-40 ngày
      sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giảm
      24. Sử dụng loài thiên địch là ong ký sinh, đối với lúa nương chúng ta có thể dùng các loại thiên địch như kiến vàng, nấm ký sinh côn trùng để kiểm soát
      25. Biện pháp canh tác hợp lý (chọn giống kháng rầy, áp dụng IPM, 3 giảm-3 tăng, …)
      26. Trước hết để kiểm soát rầy nâu phải chọn giống kháng bệnh ví dụ ST25, trồng luân canh cây trồng, sạ lúa ở mức độ phù hợp, kiểm soát mực nước, dùng bẫy đèn màu vàng..
      27. Vệ sinh đồng ruộng, cấy thưa 25 – 35 khóm/m2, bón phân NPK cân đối. Theo dõi hàng ngày để phát hiện dấu hiệu của rầy nâu trên cánh đồng, trên thân lúa cũng như trên mặt nước.
      28. Dùng vợt lưới quét dọc theo các khóm lúa để bắt rầy. Loại bỏ cỏ dại trên và chung quanh đồng thường xuyên.
      29. Sử dụng các bẫy đèn như đèn điện hay đèn năng lượng mặt trời đặt gần cánh đồng lúa để đạn dụ rầy nâu vào bẫy. Tránh bón phân đạm quá liều.
      30. Lần lượt tháo khô nước rồi ngâm đồng để nhấn chìm rầy nâu.

    • #5192
      Đại Phan
      Moderator

      Câu hỏi thảo luận:

      III. Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý mực nước trên ruộng lúa? (III. What are the benefits and difficulties associated with water level management in rice fields?)
      Các ý kiến thảo luận:
      1. Thuận lợi: Bà con dụ rầy đẻ và cho nước vào.
      Khó khăn: Quản lý và kiểm soát nguồn nước do nguồn nước ở miền núi. Nông dân phụ thuộc vào nguồn nước trên miền núi.(Mrs Bình)
      2. Thuận lợi: Trồng lúa cần gắn với hệ sinh thái bao gồm rừng, ruộng, nương. Kết hợp với cả lâm nghiệp. Tăng độ che phủ phía trên để tăng lượng nước được giữ lại → tăng lượng nước cho ruộng.
      Khó khăn: Biến đổi khí hậu do phá rừng → ít giữ được nước → ít nước ruộng. (Mr. Hoàng)
      3. Thuận lợi: Kiểm soát được sâu bệnh, nấm men Saccharomyces boulardii để xua đuổi chuột
      Khó khăn:Chủ yếu là nguồn nước. Do mùa mưa, người dân tự bón phân đạm (không có hướng dẫn) → bị đạo ôn (Sau đó sử dụng phân vi sinh). Năng suất giữ được. Vụ thứ hai, sử dụng IMO năng suất được cải thiện.(Mr. Kiên)
      4. Thuận lợi: Đang làm dự án ngập khô xen kẽ để giảm GHG (khí nhà kính). Chi phí để làm ống nhựa đo mực nước không mắc
      Khó khăn:Ứng dụng phải phù hợp với lịch tưới của địa phương. Địa hình giữa các ruộng ko đồng đều → PP không hiệu quả. Điều tiết lịch tưới cho tất cả các ruộng, không riêng biệt cho ruộng hữu cơ.(Mr. Phúc)
      5. Điều quan trọng là đảm bảo đủ lượng nước theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển cây lúa. Khó nhất là chỗ đất không bằng phẳng thì cây lúa dễ bị ngập úng và bộ rễ kém phát triển trong điều kiện thời tiết rét lạnh không để ruộng khô nước phải giữ mực nước từ 3-5 cm. Phải quản lý cỏ dại trên ruộng lúa. Khi phun thuốc phải đảm bảo phun đủ lượng thuốc, lượng nước pha và phun ướt đều mặt ruộng. Nên kết hợp giữa đợt tưới nước và các đợt bón phân.
      6. Thuận lợi là Nước ngọt quanh năm bơm tưới dễ dàng
      Khó khăn : do biến đổi khí hậu nên mưa nắng thất thường nên khó chủ động được mực nước trên ruộng.
      7. Thuận lợi: Có hệ thống thủy lợi đầy đủ. Khó khăn: Lượng nước thiếu hụt, độ cao mặt ruộng không đều, hệ thống ruộng lúa chưa đồng đều giữa các hình thức canh tác.
      8. Nước rất quan trọng trong canh tác lúa nước. Đối với lúa nước nên giữ mực nước ngập 3-5 cm đối với các vụ trong năm. Ở miền Bắc những ngày trời lạnh nhất thiết phải giữ 5 cm ngập nước cho mạ, cho lúa để không bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh, rét. Nhiều nơi cũng sử dụng kỹ thuật “Ướt-Khô xen kẽ” cho giai đoạn đẻ nhánh. Điều khiến mực nước hợp lý sẽ giảm được cỏ dại, làm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
      9. Thuận lợi: tăng sản lượng, giảm lượng nước tiêu thụ. Thuận lợi: Quản lý mực nước trên ruộng lúa sẽ điều hòa tiểu khí hậu trong ruộng, cải tạo đất phèn, giảm cỏ và sâu bệnh hại. Điều chỉnh được quá trình đẻ nhánh hữu hiệu của cây.
      Khó khăn: mặt bằng rộng, bằng phẳng, chủ động được hệ thống tưới tiêu, mất công nhiều hơn.
      10. Địa phương chủ động nguồn nước tưới. Thuận lợi: khi xuống giống tập trung.
      Khó khăn: thời tiết, xuống giống không đồng loạt.

      Thuận lợi:
      1. Tuy tôi không canh tác hữu cơ nhưng ém cỏ để dễ quản lý nước; thay nước để quản lý sâu bệnh.
      2. Chưa gặp nhiều khó khăn trong quản lý nước khi canh tác lúa. Do hệ thống kênh mương của vùng. Và nguồn nước ở vùng đó có dồi dào không.
      3. Điều tiết nước đúng cách không những giúp lúa sinh trưởng tốt, hạn chế đổ ngã và tiết kiệm công lao động mà còn là giải pháp hàng đầu trong sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu
      4. Khống chế số chồi vô hiệu, quản lý râỳ nâu, quản lý cỏ dại.:
      phòng tránh được dịch hại, nâng cao năng suất
      5. Thuận lợi là sẽ giúp rễ lúa phát triển sâu, đất thoáng khí, hạn chế ngộ độc hữu cơ, khoáng hóa chất dinh dưỡng tốt.
      6. Có thể điều chỉnh lượng nước theo sinh trưởng và phương pháp canh tác. Đòi hỏi phải có kinh nghiệm sản xuất (biết thời điểm nào dâng nước hay hạ nước trong ruộng). Những nơi có địa hình cao, ruộng không bằng phẳng, ruộng có cơ cấu đất xốp (đất cát)
      7. Thuận lợi: hiện nay, các trạm bơm chủ động điều tiết đưa nước vào ruộng, đến khi ruộng cạn nước thì đưa nước vào, do đó, việc quản lý mực nước trên ruộng của nông dân là theo phương pháp ngập khô xen kẽ.
      8. Hệ thống tưới tiêu của các khu vực canh tác lúa trên cả nước đa số đã được đầu tư cải tạo.
      9. Quản lý được mực nước giúp bộ rễ cây lúa ăn sâu vào tầng canh tác của đất, huy động được nhiều dinh dưỡng, lúa cứng cây,ít đổ ngã,ít nhiễm bệnh,giảm chi phí, năng suất cao hơn, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải nhà kính
      10. Điều tiết nước đúng cách không những giúp lúa sinh trưởng tốt, hạn chế đổ ngã và tiết kiệm công lao động mà còn là giải pháp hàng đầu trong sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu…
      11. Giữ nước ở giai đoạn lúa non giúp hạn chế cỏ dại và giúp lúa hấp thu phân tốt
      góp phần tăng năng suất.
      12. Giúp hạn chế sự tổn thất lượng nước trên mặt ruộng, làm tăng độ cứng của gốc lúa và khi xiết nước thì rễ ăn sâu để tìm nước, mà rễ càng ăn sâu vào đất thì lúa càng ít bị đổ ngã, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, tránh việc thất thu năng suất và về sau sẽ dễ thu hoạch.
      13. Tạo điều kiện để lúa đẻ tập trung, hạn chế chồi vô hiệu, tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu; Ruộng lúa thông thoáng, giảm sâu bệnh hại, hạn chế ngộ độc hữu cơ; Giảm chi phí bơm nước, tiết kiệm nguồn nước tưới; Bộ rễ lúa phát triển tốt, ăn sâu và hút dinh dưỡng hơn và chịu hạn hơn; lúa cứng cây, giảm đổ ngã;…
      14. Trồng lúa gắn với hệ sinh thái ruộng, vườn, rừng để có nguồn nước dự trữ cho đất.

      Khó khăn:
      1. Giữa nông dân hữu cơ bị ảnh hưởng bởi nước có chứa thuốc BVTV từ ruộng vô cơ bên cạnh. Do vị trí địa lý giữa các ruộng gần kề nhau.(Hợp tác và vận động cùng nhau).(Mr. Bé Bảy – Trồng lúa ở Vĩnh Long)
      2. Tốn công sức khi quản lý nước → khó thuyết phục
      Diện tích cần phải lớn để thực hiện pp ngập khô xen kẽ
      Các thiết bị để tự động quá trình quản lý nước có giá cao (vài trăm triệu) để ứng dụng cho ruộng với diện tích lớn.(Mr. Tâm)
      3. Phụ thuộc vào thời tiết nếu không đủ nguồn nước vào thời điểm đẻ nhánh; độ bằng phẳng của đất ở ĐBSCL (chỗ gò, chỗ lung) nên khó quản lý nước; biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn ở Bạc Liêu).
      4. Miền núi độ dốc cao và do biến đổi khí hâu nên mưa rất lớn thì mạ bị cuốn trôi; năm nay thì thiếu nước nên năng suất kém
      5. Khó khăn ở đập thủy điện mọc lên nhiều. Làm thay đổi nguồn nước.
      mưa bão thì rất khó kiểm soát.
      6. Chi phí cho hệ thống tưới nước cao.
      7. Do thời tiết nên đôi khi không điều tiết được lượng nước trong ruộng lúa
      8. Mặc dù là nhân tố không thể thiếu trong đời sống của cây lúa nhưng không phải lúc nào cũng cần một lượng lớn trên ruộng, bởi vì nếu ngập nước quá lâu thì bộ rễ lúa sẽ kém phát triển, đất trồng thì sinh ra nhiều độc chất có hại. Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mực nước trên ruộng cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp theo nhu cầu của cây lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
      9. Đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều sông, kênh, rạch. Nên việc quản lý mực nước khá dễ.
      Khó khăn là bị ảnh của thời tiết có lúc thì mưa nhiều lúc thì khô hạn kéo dài
      10.Những nơi chủ động được nguồn nước và hệ thống tưới tiêu mới thực hiện được việc quản lý được mực nước.
      11. Em ở vùng Tây Nguyên cũng khó khăn về điều kiện nước
      12. Phụ thuộc vào nguồn nước và địa hình canh tác
      13. Mực nước trong ruộng lúa phụ thuộc vào mực nước cung cấp từ sông suối, và mùa nước nổi hay cạn, nên sẽ khó chủ động quản lý mực nước nếu không có lưu trữ nước chủ động
      14. Trồng lúa hữu cơ khó nhất là kiểm soát nguồn nước, chọn vùng có nguồn nước đầu nguồn để chủ động, nước không bị ô nhiễm khi qua ruộng thông thường. Cần làm bờ bao để kiểm soát mực nước. Khó khăn có thể là lượng mưa không phân bố đều trong năm và nguồn nước có thể bị ô nhiễm từ các khu vực cao hơn.
      15. Tốn công lao động, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
      16. Khó khăn là phải quản lý điều tiết nước đúng thời điểm, phù hợp với sự phát triển của cây theo giai đoạn
      17. Khó khăn: mực nước trên ruộng không được quản lý đúng theo quy trình ngập khô xen kẽ được khuyến cáo; mặt bằng các ruộng không bằng phẳng nên khi trạm bơm đưa nước vào thì có ruộng ngập nhiều, có ruộng ngập ít.
      18. Không chủ động được nguồn nước tưới là khó khăn lớn nhất hiện nay
      19. Khu vực miền tây khá thuận lợi trong việc quản lý mực nước. Trừ những khu vực bị hạn và nhiễm mặn.
      20. Không phải lúc nào cũng cần một lượng lớn trên ruộng, bởi vì nếu ngập nước quá lâu thì bộ rễ lúa sẽ kém phát triển, đất trồng thì sinh ra nhiều độc chất có hại.
      Khó khăn: Chưa hiểu rõ mực nước như thế nào là phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa,…
      21. Nông dân phụ thuộc vào nguồn nước, đôi khi nguồn nước không đảm bảo, nên sản xuất lúa nước hữu cơ rất khó.

    • #5643
      Đại Phan
      Moderator

      Website có nút chuyển ngôn ngữ Anh qua Việt ở góc dưới bên trái màn hình

      Phần trả lời câu hỏi của thầy Alan
      Rice growing questions and answers
      1. Xin Thầy cho biết cách huấn luyện vịt như thế nào để nó ít đạp ngã lúa và ăn lúa con (2 tuần tuổi thì lúa cũng còn nhỏ ạ)? Could you please tell me how to train the duck so that it is less likely to knock down the rice and eat the seedlings (2 weeks-old seedlings are still small)? I don’t think you can train the ducks not to eat the young rice. They should not be introduced until the rice plants are big enough, but I think the danger is from soil disturbance, rather than being eaten. Ducks will eat the grain, so should be excluded before grain is forming, but rice leaves are not very interesting for them. Ducks can be trained to move from field to field by following a flag on a stick, and to return to shelter for the night. I suggest conducting an internet search for directions and videos in Vietnamese on how to manage ducks in rice fields.
      2. Sử dụng máy để thu hoạch lúa thì có được coi là canh tác hữu cơ không? Is using a machine to harvest rice considered as organic farming? Yes, machinery of many kinds is used in organic farming, including for harvesting rice.
      3. Nếu người nông dân đã trồng lúa đã được chứng nhận hữu cơ , sử dụng giống đậu đen đã qua xử lý hóa học để trồng hoàn toàn hữu cơ và dùng cây đậu đen làm phân xanh để cải tạo đất trồng lúa đã được chứng nhận hữu cơ. Vậy có ảnh hưởng gì đến chứng nhận hữu cơ của lúa không? If the farmer has grown rice that has been certified organic, use chemically treated black bean varieties to grow fully organic and use black pea trees as compost to renovate soil that has been certified organic. Does this have any effect on the organic certification of rice? Yes. Chemically treated seeds are not permitted anywhere on organic farms. Seed should be certified organic, but if the farmer can show that it is not available then non-organic seed can be used, but only if it is not treated with chemicals.
      4. Mình có thể sử dụng Azospirillum để cố định đạm cho cây lúa, vậy mình nên sử dụng lúc nào và như thế nào ạ? I can use Azospirillum to fix protein for rice, so when and how should I use it? Yes. Azospirillum is a symbiotic nitrogen fixer for grain crops. It can create 20-40 kg/ha nitrogen for rice. There are three ways to use it. For field application, mix 2 kg Azospirillum in 25 kg farmyard manure, compost or wet sand, to spread per hectare on the field. For seed application, mix 500 g Azospirillum powder in half a litre of cooked rice gruel (for adhesive), then mix with 35 kg rice seeds per 4,000 m2. For seedling treatment, mix 500 g Azospirillum in 50 litres water, soak seedling roots for 10 minutes before planting. Azotobacter can be added to Azospirillum for increased yield.
      Questions from the Google form
      1. Làm thế nào để ngăn mọi trên ruộng lúa? How to stop everything in the rice field? Sorry, I do not understand the question.
      2. Giá trị gia tăng khi canh tác lúa hữu cơ nằm ở đâu và biện pháp sử dụng chúng? What are the value-adding examples of organic rice farming and how to use it? Organic rice farms in Australia have their own mill for dehusking; some also have a mill for polishing to make white rice. One farmer makes dry rice cakes. Rice flour is another option. Packaging can also be done on the farm. Alternatively, for small farmers these operations can be done with shared machinery via a cooperative.
      3. Ruộng lúa mình làm hữu cơ nhưng xung quanh toàn sử dụng phân thuốc hóa học. Nếu dùng phương pháp bao quanh bằng một hàng rào cây cỏ để cách ly thì tốn diện tích. Ngoài cách đó thì còn cách nào không ạ? Our rice fields are organic but all around us using chemical fertilizers. If using the method of surrounding with a fence of plants to isolate, it will take up space. Is there any other way other than that? Under organic standards the farmer must be able to prevent contamination from neighbouring farms. This requires a barrier of dense plants (such as bananas or long living trees and shrubs). Under Vietnamese standards this must be at least 1 metre thick. Under most other standards, including NASAA, it should be 5 metres thick. The plants can have other uses – prunings for mulch or stock feed, and habitat for small birds and beneficial insects and spiders. Any produce from the barrier cannot be sold as organic, but can be sold as non-organic or used by the family.
      4. Các loại phân trong sử dụng hữu cơ? Vườn hàng xóm phun thuốc cỏ thuốc sâu thì ruộng lúa của mình được chứng nhận hữu cơ không? What types of manure in organic use? Neighbor’s garden sprays deep-medicinal grass, is your rice field certified organic? Manure from an organic farm can be used. It is comes from a non-organic farm it must be hot composted first. If the neighbour is using a botanical spray, it will not affect the organic status of your farm.
      5. Theo tiêu chuẩn hữu cơ, muốn bổ sung dinh dưỡng cho cây, bạn có thể mua phân lân bán sẵn trên thị trường vì trong tiêu chuẩn cho phép. Quan điểm trên có đúng không ạ? According to organic standards, if you want to supplement the nutrition of the plant, you can buy phosphate fertilizers available on the market because within the permissible standards. Is that view right? If it is in a naturally occurring form (guano or rock phosphate) it can be used on organic farms. But if it is manufactured, in the form of superphosphate, phosphoric acid, mono-ammonium phosphate (MAP) or di-ammonium phosphate (DAP), it cannot be used.
      6. Tình trạng ốc bươu vàng quá nhiều. Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ốc bươu vàng ở thời kỳ gieo sạ, đẻ nhánh? There’s too much gold. How to minimize the situation of yellow snails in the period of sowing, branching? Yellow snails can be managed very well by fish or ducks. Other methods: Keep the rice field moist but not flooded for the first 60 days; hand pick the snails – snails are attracted by papaya or cassava leaves, making collection easier; place tobacco or citrus leaves in strips across the rice field to poison the snails; prevent entry to the rice field with a screen or mesh on the water inlet; transplant the rice seedlings late, at 25-30 days.
      7. Biện pháp quản lý sâu cuốn lá lúa, quản lý bệnh đạo ôn ở ruộng lúa hữu cơ? Các loại thuốc (chế phẩm) trừ cỏ trên ruộng lúa hữu cơ? Measures for deep management of rice leaf rolls, management of pathologies in organic rice fields? What medicines (preparations) except for grass in organic rice fields? I do not know if there are any effective microbial fungicides available. Ask one of the companies that produce microbials for pest and disease control (www.dalathasfarm.com, http://www.thuykimsinh.com) if there is anything suitable. You could ask an organic rice grower for help (Tan Dat Cooperative in Vinh Long, for example). For weeds there are no organic herbicides that will not also affect the rice. Weeds must be managed by management actions, such as sowing rice in a green manures that is then killed by flooding; using fish or ducks; hand weeding or weeding machines.
      8. Đề nghị BTC giới thiệu một số mô hình hay về canh tác lúa hữu cơ hiệu quả tại Việt Nam để nhân rộng ứng dụng tại ĐBSCL, đặc biệt là tại Đồng Tháp? Ask the Organizer to introduce some good models of effective organic rice cultivation in Vietnam to replicate the application in the Mekong Delta, especially in Dong Thap? There is a large scale organic rice producer in Đồng Tháp whose farm you could ask to see (Tam Viet Ecological Farm).
      9. What are the difficulties for you to grow organic rice? I do not grow rice. The main difficulty organic rice growers in Australia face is water availability and water cost. In drought years they cannot grow rice at all. Australia has no major rice pests or diseases and weeds are managed well by green manures, flooding or machines. The worst weed is barnyard grass if it grows too tall to be drowned in water.
      10. Khi xen canh cây lúa nước với cây điên điển, thì việc thu hoạch lúa sẽ thực hiện như thế nào? Có thể dùng máy đập gặt liên hợp để thu hoạch như bình thường không ạ? When interspersing water rice with crazy plants (Sesbania sesban), how will the harvest of rice be carried out? Is it possible to use a combine harvester to harvest as usual? Do not allow the Sesbania to grow taller than the rice at harvest time, then a combine harvester that takes the heads off the rice can be used. The Sesbania can then be cut with the rice straw.
      11. Mong thầy chia sẻ kinh nghiệm về quản lý nguồn nước trong trồng lúa hữu cơ khi nguồn nước sử dụng là sông suối và ao hồ lớn, rất khó kiểm soát chất lượng? Would you like to share your experience in water management in organic rice cultivation when the water used is a large river, stream and pond, it is difficult to control the quality? A good pumping system and strong bunds around the fields is necessary. In the rice growing areas of Australia there is a channel system taking water to each farm. The farmer opens the gate to allow the water in. Drying the field is by evaporation and absorption. A meter at the gate measures the amount of water used, and the farmer pays for that water. The farmer has good control over the quantity.
      12. Một số cách thức chế biến thuốc thảo mộc? Some ways to prepare herbal medicines? That depends on the plant species. Some are made by boiling in water, others by soaking in alcohol, others by cold water. Have another look at the Youtube video of my pest control talk for some recipes.
      13. Rầy nâu trên lúa cũng có thiên địch như rầy nhẩy trên sầu riêng là ong ký sinh phải không ạ? Brown leaf hoppers on rice also have enemies like aphids on durian are parasitic bees, right? Yes. Leaf hoppers and the many different kinds of aphids are eaten by predatory flies and beetles, small birds and spiders. Parasitic wasps and many other insects also help control them. These insects need flowers to provide them with extra energy for reproduction. Also see Question 24 below.
      14. Cách quản lý phân trong từng giai đoạn sinh trưởng cây lúa? How to manage manure in each stage of rice growth? Slow-release fertilisers like compost can just be applied at planting time. Mulches from pruning trees and Azolla can be used several times during the season. If rice growth is poor then manure can be added as the rice grows.
      15. Làm thế nào để canh tác hữu cơ cho lúa năng suất cao hơn? Vi khuẩn cố định đạm Azospirillum được sử dụng kết hợp với cây lúa như thế nào ạ? How to organic farming for higher yield rice? How is Azospirillum protein fixation bacteria used in combination with rice? High yield rice varieties might not be suitable for organic farming, because usually they require more fertiliser and they are less resilient against pests and diseases. Organic rice growers in Australia accept that their yields will be less than conventional, but that does not worry them because their costs are lower and the price is higher. Their yield is about 8 tonnes per hectare compared with 14 for conventional growers. Azospirillum is a symbiotic nitrogen fixer for grain crops. It can create 20-40 kg/ha nitrogen for rice. There are three ways to use it. For field application, mix 2 kg Azospirillum in 25 kg farmyard manure, compost or wet sand, to spread per hectare on the field. For seed application, mix 500 g Azospirillum powder in half litre cooked rice gruel (for adhesive), then mix with 35 kg rice seeds for 4,000 m2. For seedling treatment, mix 500 g Azospirillum in 50 litres water, soak seedling roots for 10 minutes before planting. Azotobacter can be added to Azospirillum for increased yield.
      16. Các loại bệnh hại trên lúa hữu cơ được quản lý riêng rẽ như thế nào, ví dụ bệnh đạo ôn? Khô vằn? Bạc lá lúa…? How are the types of diseases on organic rice managed separately, for example, weeds? Dry stripes? Silver leaf rice…? See Question 7 above and 22 below.
      17. Ở Việt nam trước đây có rất nhiều mô hình kết hợp với lúa. Tuy nhiên các mô hình này ít tồn tại do năng suất thấp, công lao động khá nhiều và dễ mất trộm…. Theo kinh nghiệm của Thầy thì có cách nào duy trì các hệ thống canh tác kết hợp này không? In Vietnam in the past there were many models associated with rice. However, these models are less existable due to low productivity, fairly labor and easy to steal. In your experience, is there a way to maintain these combined farming systems? Traditional varieties can still be used, selecting those that are good yielding and suitable for local conditions. Traditional methods need to be revised using research into new techniques and machinery to reduce labour needs, for example, SRI, wet-dry systems, sowing directly into green manure crops.
      18. Trong giai đoạn làm đòng, cung cấp phân bón hữu cơ cho đất như thế nào? During the working phase, how to provide organic fertilizer for the soil? By additional use of compost or manure, and mulch of leaves or Azolla during the growing period.
      19. Nhờ chia sẻ rõ các ứng dụng về bèo hoa dâu, giúp giảm thiểu chi phí và tăng lợi ích trong áp dụng phân bón hữu cơ? Thanks to the clear sharing of applications about Azolla, help reduce costs and increase benefits in applying organic fertilizers? Azolla can be grown in a pond and taken out to use on the rice fields, either as a fertiliser before planting or as the rice is growing, or to get established on the surface of the rice field. Method 1: Add 500 gram/ha of Azolla from nursery to flooded field one month before transplanting rice, plus half to 1 tonne farmyard manure every week. Ash or rock phosphate can be added. Turn in just before rice planting. Method 2: Add 500 gram/ha Azolla to rice field after transplanting seedlings. Turn in several times during the rice growing season, or drain the field to kill the Azolla then reflood. Method 3: Add 500 kg/ha of Azolla as the field is being prepared for rice, and plough in.
      20. Làm thế nào để quản lý bệnh đạo ôn trên lúa? How to manage the disease on rice? See Questions 7 and 22.
      21. Làm sao để kiểm soát chất lượng nước bơm vào ruộng hữu cơ, có thể lấy nước sông hay không? How to control the quality of water pumped into organic fields, can river water be obtained or not? See Question 11 above.
      22. Biện pháp quản lý bệnh cháy lá theo phương pháp hữu cơ? Measures to manage leaf fire in an organic way? I think this disease is Xanthomonas oryzae, also called rice leaf blight or bacterial leaf streak. It is a bacterial disease that is transmitted by infected seed. Prevention is better than trying to control it. One seed treatment method is as follows: Dilute cow’s urine 1:5 in water (5 litres water to 1 litre cow’s urine); tie seeds in small cloth bags, soak half an hour in the mixture; dry the seed in the shade, then sow.
      23. Cho em hỏi giải pháp để kiểm soát chuột hiệu quả nhất là gì ạ? Em có nghe phương pháp kiểm soát chuột được áp dụng ở ĐBSCL Việt Nam tên là Halo Effect, nhờ Thầy và anh,chị có kinh nghiệm hoặc nếu có biết về phương pháp này thì chia sẻ giúp ạ! Let me ask you what is the most effective way to control rats? I have heard the rat control method applied in the Mekong Delta of Vietnam called Halo Effect, thanks to you and your experience or if you know about this method, share help! I have not heard of the Halo Effect; maybe it is a method of deterring rats. Some biodynamic farmers use a technique they call “peppering”. The process is to burn a pest animal and shake the ash in a 1 litre bottle of water; take one tenth of this mixture and shake in another litre of water; repeat this about 10 times; further dilute and spray around the field. One of my organic students tried it to deter cockatoos from his field of maize – he said it was very effective for that season but had to be repeated each year. I have not tried it, and I am not a firm believer, but you could try it for rats. In the sugar cane growing areas of Australia, farmers construct nesting boxes for owls and attach them to trees or poles; then the owls take care of the rats. There are some simple bait recipes for rats: Mix 1 cup of peanut butter with half a cup of boric acid; another one is to mix equal parts of flour, sugar and baking powder (this must be kept dry). Some rice growers use the yeast Saccharomyces boulardii for controlling rats – I do not have information about its use and effect.
      24. Cách kiểm soát rầy nâu bùng phát trên ruộng lúa ở các nước phát triển và chuyên xuất khẩu lúa như Thái Lan hiện nay, đặc biệt là đối với sản xuất lúa hữu cơ? Những điểm khác so với thực tế ở Việt Nam hiện nay? How to control brown leaf hopper outbreaks in rice fields in developed and rice-exporting countries such as Thailand today, especially for organic rice production? What’s different from the reality in Vietnam today? See Question 13 above. Check the group discussion on managing leaf hopper – there are many useful techniques that participants in this course have added.
      25. Biện pháp quản lý bệnh bướu rễ (tuyến trùng) hại lúa? Measures to manage root tumor (nematodes) that harm rice? This is a species of Meloidogyne. There are some microbial preparations that can be used: Bacillus velezensis, Paecillomyces lilicinus, and Arthrobotrys irregularis. Contact the supplier to ask which is the most suitable (www.dalathasfarm.com, http://www.thuykimsinh.com).

Viewing 5 reply threads
  • You must be logged in to reply to this topic.
Translate »